Tại sao con người không nhớ được ký ức dưới 3 tuổi?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi akira tooka, 17 Tháng năm 2021.

  1. akira tooka

    Bài viết:
    2
    Con người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành đều sẽ có ký ức của riêng mình. Nhưng tại sao chúng ta lại không nhớ những ký ức trước lúc 3 tuổi? Hãy cùng mình đi tìm hiểu ngay thôi nào.

    [​IMG]


    Bạn có thật sự nhớ lại những sự việc thuở ban đầu hay đơn giản là chúng được tưởng tượng ra trong bộ não của bạn? Có thể nào chúng ta nhớ lại những sự việc nhưng không biết dùng lời lẽ nào để miêu tả? Và liệu một ngày nào đó chúng ta sẽ có thể tìm lại được ký ức đã mất của mình hay không? Liệu rằng những ký ức trong đầu chúng ta là của chúng ta hay chỉ là một lập trình do người khác tạo ra?

    Từ khi chúng ta sinh ra đến khi chúng ta đủ nhận thức về thế giới bên ngoài thì chúng ta hoàn toàn không có kí ức lúc nhỏ. Ngay cả việc quan trọng nhất đời chúng ta là khi chúng ta lọt lòng mẹ chúng ta cũng không thể nhớ nổi. Và khi chúng ta được cha mẹ nhắc về quá khứ thì lại mập mờ nhớ được những hình ảnh vụn vỡ. Đây là hiện tượng gì? Nó có phải một căn bệnh không?

    Con người sẽ lưu lại các ký ức thông qua não bộ của mình. Trước lúc 3 tuổi, não bộ chưa phát triển hết, chưa thể biết chữ và nhận biết các hình ảnh. Vì vậy não bộ của chúng ta không thể lưu lại các ký ức lúc đó. Dù việc làm có lặp đi lặp lại thì chúng ta cũng không thể nhớ nổi. Hơn hết những hành động việc làm của chúng ta khi còn nhỏ là những hành động vô thức, sẽ không khắc sâu vào trong trí nhớ của ta.

    Theo một nghiên cứu, trẻ nhỏ từ 3 đến 6 tháng có thể hình thành những ký ức hằn sâu trong tiềm thức. Tuy nhiên, những sự kiện diễn ra thường bị ngắt quãng. Các sự kiện này cũng không được hồi tưởng lại nên tất cả sẽ nhanh chóng quên đi. Các nhà nghiên cho rằng khi đứa trẻ có trải nghiệm mới thì một vài ký ức trước đó buộc phải biến mất dần. Đây là một hiện tượng vô cùng phổ biến ở chúng ta. Các nhà khoa học gọi đó là chứng mất trí nhớ thời thơ ấu.

    Có một thuật ngữ để nói về điều này đó là infantile amnesia.

    Infantile amnesia là gì?

    Infantile amnesia hay còn gọi là childhood amnesia là hiện tượng khi một người không có khả năng nhớ lại những ký ức tình tiết (episodic memory) về tình huống hoặc sự kiện đã xảy ra khi còn là trẻ sơ sinh đến trước 3 tuổi.

    Cứ một giây, một đứa trẻ lại hình thành 700 liên kết thần kinh và nắm được những kỹ năng tiếp thu ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các em bé đã bắt đầu phát triển nhận thức ngay cả khi chưa ra khỏi bụng mẹ. Tức là từ khi ở trong bụng mẹ, là một phôi thai thì những em bé đã bắt đầu phát triển các nhận thức. Có nghiên cứu đã cho rằng ký ức của chúng ta cũng giống như những mảnh ghép chữ cái. Não bộ của con người khi trống rỗng sẽ chế ra những âm tiết vô nghĩa mà chúng ta không thể xác định cũng như miêu tả lại nó.

    [​IMG]

    Chúng ta có thể thấy, người Mỹ thường sẽ nhớ lại dài hơn, nhiều chi tiết hơn. Trong khi đó kí ức cúa người Trung Quốc lại thiên về sự việc nhiều hơn. Những người nhớ chi tiết cặn kẽ hơn thường sẽ nhớ lâu hơn. Cũng như khi chúng ta học bài. Các kiến thức sẽ in sâu vào trong trí nhớ của chúng ta nếu chúng ta tập trung sự chú ý của chúng ta, nhớ cặn kẽ từng chi tiết. Ngược lại nếu chỉ học qua loa thì ngay lúc đó sẽ thuộc nhưng không thể nhớ lâu dài.

    Ông Robyn Fivush, một nhà tâm lý học thuộc Đại học Emory đã từng nói: Ta nên hết sức cảnh giác với những gì mà chúng ta nhớ lại từ lúc chúng ta còn rất nhở bởi thời thơ ấu có thể chứa đầy những ký ức không đúng về những sự việc thật chưa từng xảy ra.

    [​IMG]
    Khi còn nhỏ, tế bào mới không ngừng tạo ra từ các vùng hồi hải mã. Khu vực này của não bộ phụ trách việc hình thành và lưu trữ những ký ức tình tiết. Các tế bào thần kinh mới sẽ luôn sản sinh tại đây cho đến khi ta trưởng thành để hỗ trợ quá trình ghi nhớ. Khi đó các têa bào mới sẽ thay thế các vùng tế bào mới. Vì vậy cũng không quá khó hiểu khi con người không thể nhớ được các ký ức hồi nhỏ của mình.

    Vậy mới thấy não bộ của chúng ta kì diệu như thế nào. Các ký ức được lưu lại trong não như một thước phim tua chậm. Hãy chân trọng những ký ức đấy bạn nhé.
     
    Tuệ DiLiễu Tiểu Đồng thích bài này.
    Last edited by a moderator: 24 Tháng chín 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...