Tại sao có hiện tượng địa hình bị uốn nếp, đứt gãy, tạo các địa lũy, địa hào?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Dung0807, 6 Tháng tám 2021.

  1. Dung0807

    Bài viết:
    65
    Các bạn có thắc mắc vì sao địa hình Việt Nam lại có các khe, hẻm, địa lũy, địa hào?

    Là do một "thế lực" hay một ông thần nào đó tạo ra?

    Bài viết này của mình sẽ giải đáp thắc mắc đó của bạn và đồng thời, đây cũng là một kiến thức vô cùng quan trọng của bộ môn địa lý khối trung học cơ sở và trung học phổ thông đấy^^!

    Hiện tượng địa hình bị uốn nếp, đứt gãy, tạo ra các địa lũy, địa hào thực chất là do tác động của nội lực lên bề mặt trái đất thông qua các vận động kiến tạo làm cho địa hình được nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy!

    Vậy, nội lực là gì? Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

    Tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất thông qua vận động kiến tạo theo phương nằm ngang khiến vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn tại khu vực kia tạo nên hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

    1. Hiện tượng địa hình bị uốn nếp

    [​IMG]

    Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp và có đặc điểm là không phá vỡ tính chất liên tục của chúng.

    Nguyên nhân là do nội lực nén ép theo phương ngang ở vùng đất đá có độ dẻo cao.

    Kết quả là nếu cường độ nén ép ban đầu còn yếu chỉ làm các lớp đá thay đổi thế nằm đầu tiên thành các nếp uốn. Tuy nhiên, về sau khi cường độ nén ép mạnh hơn sẽ làm cho toàn bộ khu vực nén ép bị nâng cao, bề mặt địa hình bị cắt xẻ tạo miền núi uốn nếp!

    [​IMG]

    2. Hiện tượng địa hình bị đứt gãy

    [​IMG]

    Hiện tượng địa hình bị đứt gãy là hiện tượng các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang và có đặc điểm là phá vỡ tính chất liên tục của các lớp đá.

    Nguyên nhân là do vận động kiến tạo theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng.

    Kết quả là nếu cường độ nén ép yếu sẽ tạo các đứt gãy, khe, hẻm. Và về sau khi cường độ nén ép mạnh hơn, sự di chuyển với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống, sinh ra các địa lũy, địa hào.

    [​IMG]

    Một số ví dụ:

    Thung lũng sông Hồng là một đứt gãy điển hình ở Việt Nam.

    Dãy núi Con Voi ở tả ngạn sông Hồng là địa lũy điển hình nằm kẹp giữa hai đứt gãy sông Hồng và sông Chảy.

    Bài viết của mình dừng lại ở đây thôi^^. Hi vọng bài viết sẽ mang lại cho mọi người nhiều kiến thức bổ ích nhé.

    Tạm biệt và hẹn gặp lại!
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...