Tại sao có gió?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 20 Tháng năm 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Có rất nhiều thứ ở xung quanh chúng ta, chúng ta vô cùng quen thuộc chúng, nhưng lại không biết nhiều về chúng. Một trong những thứ đó chính là gió - thứ mà chúng ta dù ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể cảm nhận, nhưng lại chẳng thể nào nhìn thấy.

    [​IMG]

    Vậy thì gió là gì? Tại sao có gió?

    Gió là một hiện tượng tự nhiên được hình thành do sự thay đổi áp suất không khí của khí quyển. Dưới tác động của mặt trời, khi nhiệt độ tăng dần thì không khí sẽ nóng lên và bay lên cao, khối không khí lạnh xung quanh sẽ tràn vào "thế chỗ", tạo nên sự di chuyển nhanh của không khí. Thêm vào đó, khi áp suất ở các khu vực trở nên thấp, không khí loãng dẫn đến sự chênh lệch áp suất khí quyển, không khí luôn chuyển động từ các vùng có khí áp cao về các vùng có khí áp thấp và do trục trái đất quay. Chính tốc độ chuyển động của không khí trong những trường hợp này khác nhau, vì thế mà sinh ra gió. Đây được xem là vòng tuần hoàn khép kín của không khí.

    Cũng dựa trên hiện tượng hình thành gió, nếu các luồng không khí khi di chuyển bị va chạm và làm biến đổi hướng sẽ tạo nên các vùng áp suất quá mạnh hoặc quá lớn, lúc này sẽ hình thành những cơn bão hay lốc xoáy, tệ hơn có thể xuất hiện vòi rồng.


    [​IMG]

    Phương pháp để đo lường gió.

    Chúng ta thường bắt gặp trong các bản đồ về bão hay gần gũi hơn là trang dự báo thời tiết, người ta thường dùng các mũi tên màu để phân biệt và định hướng đi của gió. Thật chất, để đo được hướng đi của gió, người ta thường dùng mũi tên chỉ hướng để đo lường hướng khi nó bắt đầu. Tại sân bay, người ta hay dùng cờ gió để chỉ hướng gió, và có thể dùng nó để ước tính tốc độ gió bằng góc nâng của cờ.

    Để do tốc độ gió, người ta có hẳn một dụng cụ riêng gọi là phong kế.

    Hiện nay dụng cụ được sử dụng phổ biến nhất là sử dụng cốc xoay hoặc cánh quạt. Trong một số trường hợp phải đo gió với tần số cao như dùng trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu, người ta có thể đo bằng tác động của gió trên điện trở của một dây kim loại được nung nóng hoặc nhờ sự lan truyền của tín hiệu siêu thanh.

    Ứng dụng của gió.

    Hiện nay gió có khá nhiều ứng dụng trong đời sống của con người. Dựa vào các nghiên cứu về lực và hướng đi của gió, người ta có thể ứng dụng vào nhiều ngành khác nhau để vẽ ra con đường kinh tế nhất, đặc biệt là trong giao thông vận tải như: Thiết kế tàu thuyền, đặc biệt là thuyền buồm, máy bay..

    Ngoài ra, gió chính là "đại công thần" trong việc tạo ra năng lượng cho ngành luyện kim, tính chất này đã được con người áp dụng từ 300 TCN. Hơn nữa, người ta còn ứng dụng sức gió tạo thành các cối xay gió ứng dụng vào đời sống và sản xuất..

    Ngày nay, với khoa học tiên tiến thì con người đã nghiên cứu và nâng cấp cách khai thác năng lượng gió, để tạo nên các nguồn năng lượng mới vừa an toàn thân thiện với môi trường, vừa tiết kiệm và hạn chế sử dụng các nguồn năng lượng độc hại khác.

    Gió còn xem là một trong những nguồn năng lượng tạo nên thú vui cho nhiều người. Có rất nhiều trò thể thao giải trí, mà ở đó gió đóng vai trò cực kỳ quan trọng như: Thả diều, bay diều tuyết, bay khinh khí cầu, lướt ván diều, lướt sóng diều, đua thuyền buồm, hang gliding..

    Trong thế giới tự nhiên, gió có tác động không hề nhỏ đến các dạng địa hình do bị xóa mòn, phong hóa bởi sức gió, di chuyển bụi sa mạc. Từ đó hình thành các dạng địa hình khác nhau như hang động núi đá, bãi bồi phù sa, hay các vùng bị sa mạc hóa. Ngoài ra gió còn trợ lực, giúp mang giống nòi của các loài động thực vật từ nơi này đến nơi khác. Duy trì sự đa dạng trong tự nhiên.


    Tác hại của gió

    Bất cứ vật gì thì cũng có hai mặt của nó, gió cũng như vậy.

    Bên cạnh những lợi ích mà gió mang lại cho con người và thế giới tự nhiên. Gió cũng gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.

    Một đợt gió từ cấp 7 trở lên đủ khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn khi đi bộ ngoài đường bởi sức cản của nó.

    Đối với những cơn gió từ cấp 9 trở lên có thể tạo nên các lốc tốc mái nhà hay phá vỡ các công trình khác.

    Chưa kể đến trường hợp xuất hiện vòi rồng thì không thể lường trước được tác hại mà nó gây ra sẽ thiệt hại như thế nào. Một cơn vòi rồng xuất hiện không chỉ phá hủy các công trình kiên cố, phá tung ngôi nhà thậm chí còn gây ra nhiều tai nạn thương tâm, chết chóc cho thế giới loài người.

    Từ những thông tin cung cấp ở trên, mong rằng chúng ta sẽ hiểu hơn về gió và có cách khai thác hợp lý nguồn năng lượng thiên nhiên này.
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng chín 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...