Tại sao chúng ta lại gặp tình trạng mộng du khi đang ngủ? Chúng ta đứng dậy và đi lại khi chúng ta đang ngủ và có thể gặp tai nạn khi xảy ra trường hợp như vậy nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Vậy mộng du là gì? Và tại sao lại xảy ra tình trạng như vậy? Sau đây hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1. Mộng du là gì? Mộng du là một tình trạng đứng dậy đi lại khi đang trong giấc ngủ. Đây là một rối loạn giấc ngủ, người đi lại trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào những thường xuất hiện ở trểm, ngay cả trẻ em mới biết đi nhưng tình trạng này thường hay xuất hiện nhất vào trẻ em từ 3-7 tuổi. 2. Nguyên nhân gây mộng du Nguyên nhân gây mộng du là do tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủhay thiếu ngủ, hoảng sợ ban đêm, ngủ không có giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin. Một số nguyên nhân khác như khi đi ngủ bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường không quen, nơi ồn ào, người ngủ bị stress.. Đối với người lớn thì tình trạng mộng du có thể là do rối loạn tâm thần, uống quá nhiều đồ uống có cồn, tác dụng phụ của loại thuốc đang dùng và có thể xảy ra những cơn động kinh cục bộ. Ở người già thì là biểu hiện của bệnh thiếu máu lên não hoặc các bệnh mạch máu não.. 3. Biểu hiện của mộng du Người bị mộng du có thể sẽ nhảy ra khỏi giường, đi lại loanh quanh hoặc vó những hành hộng kì quặc như ăn uống, xếp lại đồ dùng trong nhà, đi linh tinh ngoài đường và có thể lái xe bỏ nhà đi. Hầu như thì những người bị mộng du sẽ không nhớ lại những gì họ đã làm sau khi thức dậy. Sau đây là các ví dụ về mộng du: - Trèo qua cửa sổ - Đi tiểu sai chỗ - Ngồi dậy trên giường và nhìn thẳng vào khoảng không trước mặt - Đi loanh quanh trong nhà và có thể đi ra ngoài đường - Lái xe đi khỏi nhà - Sắp xếp đồ đạc trong nhà - Tham gia các hoạt động tình dục Mặc dù các hiện tượng mộng du đều vô hại những cũng có thể rất nguy hiểm đến người mộng du cũng như người chứng kiến ví dụ như: Đi linh tinh ngoài đường có thể bị xe đâm, lái xe đi ra khỏi nhà có thể đâm trúng người khác.. Những người mộng du bị rơi vào trạng thái biến đổi ý thức. Khi nói cho họ biết về hành vi mộng du của họ vào hôm sau, họ có thể không nhớ về hành vi của họ khi mộng du hoặc có nhớ nhưng chỉ là mơ hồ, thoáng qua. 4. Làm thế nào để khắc phục tình trạng mộng du Giảm căng thẳng Tình trạng mộng du cũng có thể là do căng thẳng và lo lắng hàng ngày. Để giảm căng thẳng thì chúng ta có thể tập yoga, ngồi thiền hoặc dành thời gian trò chuyện, tâm sự với người thân.. Cải thiện giấc ngủ Đây chính là một trong những biện pháp hiệu quả nhất. Ngủ một cách đều đặn và hợp lý chính là chìa khóa để bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên cố gắng tạo ra các tín hiệu cho não bộ biết là đã đến lúc đi ngủ. Bạn hãy tắt hết đèn hoặc để chế độ đèn mờ, đặt smartphone ra xa. Thói quen tắm bằng nước ấm và bỏ ra một vài phút ngồi thiền cũng có thể giúp bạn có một giấc ngủ tốt. Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục giúp chúng ta cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình rất tốt và nạp năng lượng cần thiết cho cơ thể trong suốt cả ngày. Các bài tập thể dục sẽ giúp cơ thể chúng ta thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc. Tuy nhiên thì chúng ta không nên tập thể dục quá sát giờ đi ngủ, đặc biệt là những bài tập quá nặng có thể khiến bạn mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ hơn. Ăn uống điều độ Hãy để ý đến chế độ ăn uống và ăn uống một cách đều đặn, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là bổ sung canxi và magie, tăng cường omega-3 và ướng các loại trà thảo mộng thường xuyên. 5. Kết luận Nếu người thân bị mộng du hay bản thân bị mộng du thì đừng sợ hãi mà hãy tìm những cách để khắc phục tình trạng này như trên.