Thừa cân béo phì đang là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Có người lao vào tập thể dục cật lực để giảm cân, có người quay cuồng với những chế độ ăn kiêng khắc nghiệt khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dướng trầm trọng. Trên thực tế, để giạm cân hiệu quả thì điều trước tiên chúng ta cần làm chính là đi tìm nguyên nhân khiến con người bị béo phì. Có một lý thuyết phổ biến được đưa ra để giải thích cho hiện tượng béo phì như sau: Loài người tinh khôn chủ yếu săn bắn hái lượm, một công việc đòi hỏi nhiều năng lượng nhưng mang về lượng thực phẩm vô cùng ít ỏi. Sau này quá trình công nghiệp hóa đã mang lại cho con người quá nhiều thứ, chúng ta làm ít nhưng mà thu được rất nhiều. Cuối cùng, việc trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng và tình trạng thừa cân béo phì cũng từ đây mà ra. Lý thuyết này nghe qua có vẻ hợp lý nhưng các bằng chứng khoa học mới cho thấy nó là một lý thuyết sai lầm. Về mặt trao đổi chất, chúng ta và tự nhiên giống hết nhau, mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ mỗi ngày chúng ta đốt cháy ít kalo hơn tổ tiên của mình không. Hãy cùng tìm hiểu về lối sống của người Hadza ở phía Bắc Tanzania, một nơi hiếm hoi trên thế giới còn tồn tại quần thể người sống theo lối săn bắn hái lượm. Phụ nữ Hadza dành phần lớn thời gian trong ngày để đào các loại củ từ đất đá và hái dâu trong rừng. Trong khi đó, đàn ông Hadza thường phải đi khoảng 20km mỗi ngày dưới cái nắng thiêu đốt để săn bắn và leo khoảng 40 cây rừng để lấy mật ong. Chính xác thì họ đốt cháy bao nhiêu năng lượng? Theo lý thuyết thông thường, đàn ông và phụ nữ Hadza có lẽ đã tiêu hao nhiều năng lượng hơn so với những người Phương Tây ít vận động. Nhưng không phải vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình đàn ông Hadza ăn và đốt cháy khoảng 2600 calo mỗi ngày. Trong khi con số đó ở phụ nữ là khoảng 1900 calo. Đây cũng chính là mức đốt cháy năng lượng trung bình của nam giới và phụ nữ ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Đây có phải là một kết quả dị thường hay không? Hoàn toàn không. Trong một nghiên cứu khác, các chuyên gia đã tiến hành quan sát hoạt động của 300 người sử dụng máy tập thể dục trong 70 ngày. Kết quả là những người tích cực tập thể dục nhất và nhứng người tập một cách điều độ vẫn đốt cháy cùng một lượng calo mỗi ngày. Tất cả bằng chứng này đã hướng chúng ta đến một kết luận: "Cơ thể loài người đã phát triển các chiến lược để giữ cho mức tiêu thụ năng lượng hàng ngày bị hạn chế". Nếu mức tiêu hao năng lượng hàng ngày không thay đổi trong suốt lịch sử loài người thì bệnh béo phì rõ ràng không phải do lối sống ít vận động gây ra. Vậy do đâu mà chúng ta bị béo phì? Lịch sử tiến hóa sẽ giải thích điều này. Trong quá trình tiến hóa, các loài phải chấp nhận đánh đổi. Ví dụ: Quá trình tiến hóa cung cấp cho một loài nào đó hàm răng sắc như dao nhưng tứ chi lại vô cùng yếu ớt. Đây cũng là một cách để tiết kiệm năng lượng. Như Darwin đã nói trong quyển sách "Nguồn gốc cảu các loài" : "Để chi tiêu cho bên này, thiên nhiên buộc phải tiết kiệm cho bên kia". Loài người cũng tiến hóa theo nguyên tắc chấp nhận đánh đổi. Hãy xem xét sự khác biệt giữa chúng ta và loài vượn. Các số liệu nghiên cứu cho thấy con người tiêu thụ nhiều hơn khoảng 400calo mỗi ngày so với vượn. Lượng calo này phục vụ cho hoạt động gì. Thực chất, não người lớn hơn, con chúng ta sinh ra khối lượng cũng lớn hơn, chưa kể loài người sống lâu hơn và di chuyển nhiều hơn loài vượn. Nhưng chúng ta có phải đánh đổi gì hay không? Chắc chắn là có, đường tiêu hóa của chúng ta nhỏ hơn và ít tốn kém năng lượng hơn so với hầu hết các loài vượn. Điều này không khác gì một cuộc cách mạng. Khi quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, Tình trạng mau đói cũng nhanh chóng xuất hiện, cách đơn giản nhất để cho bộ máy cơ thể hoạt động là tích trữ năng lượng để sử dụng trong trường hợp hết nhiên liệu. Và hệ thống dự trữ nhiên liệu của cơ thể chúng ta chính là các tế bào mỡ. Một con vượn ở trong vườn thú có nhiều thức ăn sẽ lớn hơn các đồng loại hoang dã nhưng nó vẫn gầy vì lượng calo bổ sung đã được phân bổ đi xây dựng các cơ quan khác chứ không phải cơ bắp, còn trong điều kiện tương tự, con người sẽ béo lên. Có thể thấy loài người đã phát triển để thích ứng với tình trạng khan hiếm thực phẩm. Cuối cùng dẫn đến tình trạng chúng ta sống trong một thế giới dồi dào calo. Điều này thật sự không ổn và chúng ta cần tìm ra cách giải quyết đơn giản nhất. Chúng ta hãy cố gắng đảm bảo quy tắc: "Lượng calo nạp vào luôn ít hơn lượng calo tiêu hao".