Tại sao chó lại bị dại?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi hirohai, 24 Tháng năm 2021.

  1. hirohai Cảm ơn những ai đã đọc bài viết của mình

    Bài viết:
    15
    Tại sao chó lại có thể mắc bệnh dại?

    Chó là một trong nhiều loại vật nuôi phổ biến ở trên thế giới, và có rất nhiều lý do để chó được lựa chọn trở thành vật cưng của nhiều hộ gia đình. Chúng dễ nuôi, dễ thuần hóa, trung thành.. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những nguy hiểm khi nuôi chúng, một trong số đó là bệnh dại ở loài chó. Tại sao lại có căn bệnh đáng sợ này, làm sao để biết các triệu chứng và phòng tránh? Hãy cùng quan sát bài viết dưới đây.

    [​IMG]

    Căn bệnh dại đến từ đâu?

    Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại là vô cùng phổ biến trên toàn thế giới. Hàng năm nó gây ra 60.000 - 70.000 cái chết cho người và hàng triệu loài động vật, trong đó chó theo báo cáo là chiếm tỉ lệ cao nhất với 97%, 3% còn lại là đối với mèo và các loài vật khác. Đây là căn bệnh nguy hiểm khi mắc phải mà không được điều trị kịp thời trước khi có các dấu hiệu lâm sàng thì tỷ lệ tử vong là 100%.

    Nguyên nhân của căn bệnh dại là đến từ một loại vi rút RNA sợi đơn thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae. Loại vi rút này được tìm thấy khắp nơi trên toàn thế giới bao gồm các châu lục lớn như Châu Mỹ, Châu Phi, khu vực Trung Đông và một phần ở Châu Âu. Căn bệnh dại có thế ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của tất cả các loài động vật có vú đặc biệt là ở chó mèo, và kể cả con người.

    Có hai chủng vi rút dại là:

    • Vi rút dại đường phố là virus dại tồn tại trên động vật bị bệnh.
    • Vi rút dại cố định.

    Nguyên nhân nào khiến người và động vật mắc bệnh dại?

    Bệnh dại thường đi vào cơ thể của chó qua vết thương hở theo hai con đường như sau:

    • Trực tiếp: Đây là khi chó bị cắn hoặc bị thương bởi các loài động vật nhiễm bệnh dại khác.
    • Giáp tiếp: Đây là khi các vi rút xâm nhập qua các vết thương cơ giới, hở, chưa lạnh bị tiếp xúc với nước bọt có chứa Lyssavirus của động vật bị dại.

    Sau khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường lây nhiễm trên, vi rút sẽ cố gắng đi về hệ thần kinh trung ương như là não và tủy sống để gây tê liệt, viêm não cấp tính khiến cho vật chủ của chúng không thể kiểm soát được thần kinh của mình. Thời gian ủ bệnh có thể lên đến gần một tháng nhưng thông thường chỉ mất hơn 10 ngày.

    [​IMG]

    Các triệu chứng của bệnh dại

    Đây luôn là nỗi lo lắng số một của những người yêu chó. Vậy làm sao để ta có thể biết được những dấu hiệu cho thấy chó cưng của chúng ta đã mắc bệnh dại.

    Bệnh dại ở chó sẽ thường diễn biến qua hai giai đoạn: Thể dại lặng và thể dại điên cuồng.

    Ở giai đoạn đầu tiên, các triệu chứng dại còn chưa quá rõ ràng, một số điều bất thường có thể diễn ra trong hệ thần kinh trung ương của chú chó, gây nên những thay đổi nhất định trong tâm trạng của chúng:

    • Có thể là chúng vui vẻ hoặc trầm tư hơn thường ngày, Biểu hiện của chó dại ở thể lặng đôi khi là dáng vẻ bồn chồn, trầm cảm.
    • Thỉnh thoảng chúng sẽ cắn sủa vào hư không, như thể có ai xa lạ ở trước mắt
    • Khi được gọi sẽ có thể không đáp lại, hoặc sẽ mừng rỡ hơn hẳn, vẫy đuổi nhanh và quyết liệt hơn.
    • Thân nhiệt cao cũng có thể là triệu chứng bệnh dại, tuy nhiên có thể sẽ gây nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác.

    Trong giai đoạn tiếp theo là bệnh dại ở thể kích thích, khi ấy căn bệnh đã xâm nhập sâu và thao túng hệ thống thần kinh của chó khiến chúng trở nên điên dại ngoài tầm kiểm soát:

    • Chúng sẽ phản xạ mạnh với bất kỳ thứ gì kích thích đến cơ quan thần kinh của chúng.
    • Phản ứng mạnh mẽ với tiếng động lạ hoặc người lạ, đôi khi còn lao vào cắn họ.
    • Tâm lý lúc này sẽ trở nên bất thường, gây hoang tưởng khiến chúng có thể sủa trong một thời gian dài.
    • Biểu hiện quan trọng nhất là con ngươi của chó mở to, đáng sợ kèm theo sủi bọt mép.

    [​IMG]

    Giai đoạn cuối cùng ở chó có thể tồn tại hai dạng: Thể điên cuồng và thể tê liệt (thể câm). Ở thể điên cuồng chúng sẽ có những hành vi:

    • Chó dại ở thể điên cuồng được đặc trưng là hành vi cực đoan bao gồm hành vi đào thoát, chiếm hữu và tấn công.
    • Ngoại hình chuyển biến tồi tệ, mắt đục đỏ ngầu, sủi bọt mép liên tục.
    • Thần kinh không ổn định.
    • Dù bị nhốt trong lồng thì chúng vẫn cào và cắn xé để thoát ra.
    • Dáng đi có phần liêu xiêu, thiếu sức sống nhưng đi rất nhanh, sẵn sàng lao vào bất cứ thứ gì để cắn xé.
    • Cơ thể suy tàn nhanh, chúng như một bộ xương khô. Dần dần, chúng trở nên bại liệt, yếu dần rồi chết.

    Một thể khác trong giai đoạn cuối của chó dại là thể dại câm. Ở thể này, chúng sẽ không điên cuồng như trên mà đi thẳng đến giai đoạn bị bại liệt, thường thấy ở chó con:

    • Chúng thường buồn bã ủ rũ, chui vào các góc tối, đôi khi liếm tay chân chủ nhân chủ nhân rồi qua đời sau khoảng gần 1 tuần.
    • Giống với chó con, các con chó trưởng thành cũng sẽ buồn bà như bị trầm cảm, các chi tê liệt làm chúng chỉ nằm được một chỗ, không thể khép miệng khiến nước dãi chảy tự do.
    • Chúng ăn ít dần, cơ thể sụt cân nhanh chóng, hệ thần kinh trung ương bại liệt khiến chúng đau đớn mà chết dần chết mòn.

    [​IMG]

    Khi có các biểu hiện trên, các chủ nhân hãy cẩn trọng vì nếu không, bản thân cũng sẽ bị nhiễm bệnh dại bất cứ lúc nào. Nếu có thể thì hãy gọi ngay cho bác sĩ ở những giai đoạn đầu để cứu những chó cưng của bạn.

    Cách phòng tránh bệnh dại ở chó

    Bệnh dại hiện nay được coi là một bệnh nan y, một khi đã nhiễm thì không thể chữa khỏi được. Vì vậy chúng ta chỉ có thể phòng tránh bằng các cách sau:

    • Kể từ lúc chó được 3 tháng tuổi, hãy cho chó cưng của bạn được tiêm định kỳ 1 năm 1 lần để phòng trừ trường hợp chúng không may bị cắn hoặc dính nước bọt của các con chó dại khác.
    • Nếu đã được tiêm nhưng không may bị các loài khác cắn, hãy đưa chó cưng của bạn đến bệnh viện thú y để được theo dõi, xét nghiệm và tiêm phòng tăng cường. Điều đó sẽ tăng khả năng sống của thú cưng nhà bạn lên rất nhiều.
    • Thường xuyên vệ sinh nơi ở, đồ chơi để đảm bảo sức khỏe vật nuôi.
    • Kiểm soát chặt chẽ thú cưng của bạn, không được để chúng chạy lung tung khỏi tầm mắt bởi chúng có thể sẽ tiếp xúc với các nơi hoặc các vật có mầm bệnh mà chúng ta không biết.
    • Khi phát hiện chó bị dại, hãy cách ly chúng trong lồng và liên hệ tới các cơ quan địa phương gần nhất để có biện pháp khống chế, xét nghiệm cũng như tiêu hủy bệnh dại.
    • Cuối cùng sau khi xử lý xong, hãy có những biện pháp vệ sinh cẩn thận những nơi chó dại tiếp xúc vì có thể ở đó vẫn còn nước dãi mang mầm bệnh có thể gây nguy hiểm tới người xung quanh.

    [​IMG]
     
    Hoa Kim Ngân thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...