Có bao giờ bạn nghe qua về việc cá ngựa đực mang thai và sinh con chưa? Tại sao chúng có thể làm được điều phi thường ấy trong khi tất cả các giống đực khác đều không có khả năng làm chuyện đó? Thật kỳ lạ phải không nào? Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về sự lạ lùng trên nhé! Cá ngựa là gì? Cá ngựa (còn có tên gọi khác là hải mã) là một loài cá chuyên sống ở vùng biển nhiệt đới. Chiều dài thân thể của chúng dao động từ 16 đến 35cm. Sở dĩ các nhà khoa học xem đây là một loài cá bởi chúng có đầy đủ vây ngực và vây lưng. Một số giống còn có thân hình trong suốt nên khá khó để nhìn thấy bằng mắt thường. Thức ăn của chúng thường là các loài giáp xác nhỏ (tôm, cá nhỏ). Cá ngựa có tập tính sống theo cặp là chủ yếu, nhưng thỉnh thoảng ta vẫn có thể bắt gặp chúng sống cùng bầy đàn. Ngoài việc giao phối vào sáng sớm hoặc chập tối, phần thời gian còn lại chúng dành ra để đi kiếm thức ăn. Chúng có một đôi mắt có thể quan sát con mồi từ xa mà không cần di chuyển. Chỉ cần đợi đến khi con mồi tiến lại gần, chúng sẽ dùng cái vòi dài để mút lấy. Cái đuôi dài của con cá ngựa được thiết kế để có thể quấn quanh tảo biển tránh bị dòng nước cuốn trôi. Còn chiếc vây nhỏ của chúng lại rất thích hợp trong việc luồn qua những đám tảo dày. Vậy, theo bạn, cá ngựa đực có thật sự mang thai hay không? Câu trả lời là có! Đúng là những con cá ngực đực mang thai, nhưng công việc của chúng chỉ là mang thai hộ chứ chúng không có khả năng đẻ trứng. Vậy, mọi chuyện là thế nào? Đầu tiên, để sinh con, cá ngựa phải trải qua quá trình giao phối trước. Chúng bơi vòng quanh, tán tỉnh nhau bằng những chiếc vây. Quá trình "mèo vờn chuột" này có thể mất tới vài ngày trước khi chúng đi đến quyết định giao phối. Sau khi trải qua giao phối, con cái sẽ bơi về phía mặt nước, con đực sẽ đuổi theo sau. Con cái sẽ đặt những quả trứng màu cam vào trong "túi" của con đực thông qua cái lỗ ở trên đỉnh. Một khi những quả trứng đã nằm an toàn ở trong túi, con đực sẽ có nhiệm vụ đóng cửa túi và phun tinh trùng của chúng vào đó. Lúc này, công việc của con cái đã xong và quá trình mang thai hộ chính thức bắt đầu. Các bạn đừng đánh giá thấp chiếc túi của con đực nhé. Chúng thật sự có thể cung cấp một môi trường an toàn để sinh con tốt như con cái đấy! Những chiếc túi thần kỳ này có khả năng điều chỉnh nhiệt độ, độ mặn của nước và lưu lượng máu để đảm bảo những quả trứng có thể được phát triển trong điều kiện tốt nhất. Thời gian mang thai kéo dài từ hai đến ba tuần. Sau 20 ngày, mắt, đuôi và miệng của cá ngựa con dần mọc ra. Nhiệm vụ của người bố lúc này là bảo vệ trứng khỏi kẻ thù. Khi cá ngựa con hoàn toàn thoát ra khỏi vỏ trứng, người bố sẽ mở cái lỗ ở túi ra và giật thật mạnh để đảm bảo tất cả lũ cá ngựa bơi ra ngoài. Khi quá trình mang thai kết thúc, những con đực sẽ không cần phải làm gì khác. Cá ngựa con sẽ buộc phải sống một cuộc sống tự lập vì lúc này bố mẹ chúng sẽ không bảo vệ chúng nữa. Một vài sự thật cần biết về cá ngựa Vài giờ sau khi sinh, cá ngựa đực sẽ không ăn gì cả. Tuy nhiên, sự lởn vởn quẩn quanh của những chú cá ngựa con mới sinh có thể vô tình trở thành thức ăn cho con đực đấy! Đau đớn thay, đôi lúc cá ngựa con cũng bị ăn thịt bởi chính người bố của mình. Kể cả chúng có thể thật sự thoát khỏi miệng của bố nó, việc tự lập sinh tồn cũng trở nên cực kỳ khó khăn. Không có sự bảo bọc từ cha mẹ chúng, chúng có thể bị kẻ thù ăn thịt hoặc bị dòng hải lưu cuốn đi. Chính vì vậy, trong số hàng trăm con, chỉ có vài chục con may mắn có thể sống sót và trưởng thành. Vậy, tại sao cá ngựa cái không mang thai và sinh con? Đơn giản bởi vì con đực cũng có khả năng mang thai như con cái nên chúng có thể giao việc này cho con đực. Nhờ đó, con cái có thể tranh thủ thời gian phục hồi năng lượng và tạo thêm nhiều trứng hơn thay vì làm hai nhiệm vụ cùng lúc. Thậm chí, trước khi giao trứng cho con đực, con cái còn sử dụng nốt năng lượng của mình để cung cấp chất dinh dưỡng trên vỏ trứng. Như vậy, ta có thể thấy cá ngựa cái cũng không đến nỗi độc ác khi bắt con đực làm công việc mang thai kia, đúng không nào? Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm cho mình một kiến thức mới. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Bình luận ở dưới nếu bạn có câu hỏi thắc mắc nhé.
Mình thì không có gì thắc mắc chỉ là muốn cảm ơn bạn đã chia sẽ một bài viết bổ ích này nhé. Nói thật cũng nhờ bài viết này mà mình mới biết thêm được một điều thú vị về loài vật này đấy. Lúc trước mình chỉ biết mỗi khi tới thời kỳ sinh sản là cá ngựa sẽ sinh ra rất nhiều con nhưng lại không hề biết đó là loài đực đâu. Hôm nay nhờ vậy mới có thêm kiến thức rồi nè. Cảm ơn nhe.
Cảm ơn các bạn đã đọc nhé ^^ Hy vọng chút kiến thức nhỏ nhoi này sẽ giúp các bạn bỏ túi thêm được một điều mới
Các bạn ơi! Các bạn ơi! Hiện nay bài viết này của mình đã được đăng lên kênh youtube của diễn đàn rồi. Mong tất cả các bạn có thể ủng hộ video và ủng hộ blog radio của diễn đàn để diễn đàn ngày một phát triển hơn nhé ^^ Link Blog radio: HOT - Blog Radio VNO 31: Tại Sao Cá Ngựa Đực Lại Mang Thai? - Mạnh Thăng Link video: