Tại sao bị viêm lợi?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Tuệ Di, 21 Tháng bảy 2021.

  1. Tuệ Di

    Bài viết:
    120
    Tại sao bị viêm lợi?

    Viêm lợi là bệnh mà ai cũng có nguy cơ mắc phải, mức độ nặng của bệnh tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn mảng bám tồn tại.

    Vậy viêm lợi là gì? Làm thế nào để phòng tránh và điều trị viêm lợi?

    Dưới đây là một số lưu ý và những cách điều trị phòng tránh viêm lợi!


    [​IMG]

    1. Viêm lợi là gì?

    Lợi là phần chắc mịn, ôm lấy xăng và tạo hình nhú lợi khỏe mạnh, là những mô hồng lấp đầy toàn bộ không gian giữa các chân răng

    Viêm lợi là hiện tượng lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu kèm theo tình trạng hôi miệng, và đường viên lợn bị thay đổi gây ra những cảm giác khó chịu.

    2. Tại sao bị viêm lợi?

    Hầu hết tất cả các trường hợp gây ra viêm lợi đều do những mảng bám gây ra. Việc vệ sinh răng kém làm cho mảng bám tích tụ, số lượng vi khuẩn tồn tại càng lâu thì mức độ viêm lợi càng nặng. Viêm lợi không xảy ra ở những vùng không có răng

    Một số nguyên nhân thứ yếu có thể hình thành viêm lợi như sai khớp cắn, cao răng, rắt thức ăn, phục hình bị lỗi và khô miệng

    Các mảng bám có thể lắng xuống hoặc bùng phát hơn do những thay đổi rối loạn hoocmôn, do thuốc hoặc là suy dinh dưỡng

    Một vài trường hợp viêm lợi có thể xảy ra do một số bệnh lý như tiểu đường, AIDS, Bệnh bạch cầu, thường xảy ra kèm với những vấn đề đường ruột

    Hoặc các thuốc ốc có thể gây ra viêm lợi: Cyclosporin, Nifedipine

    Ngoài ra, một tỷ lệ nhỏ viêm lợi có thể xảy ra không phải do mảng bám mà do nhiễm vi khuẩn virus nấm rối loạn niêm mạc da và các rối loạn về di truyền

    Các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học cũng có thể dẫn tới viêm lợi: Ăn đồ nóng lạnh đột ngột, ăn nhiều đồ cay ngọt, nghiện rượu thuốc lá

    3. Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị viêm lợi?

    - Viêm lợi đơn giản: Tăng độ sâu rãnh lợi, hơi đỏ và viêm lợi dọc theo một hoặc nhiều răng sưng phồng lợi và dễ chảy máu. Các trường hợp này thường không đau có thể hết hoặc tồn tại ở mức độ nông trong nhiều năm

    - Viêm quanh thân răng: Quá trình này gây đau và lợi có thể trùm trên răng đã mọc một phần, các nhiễm trùng có thể phát triển thành áp xe hoặc viêm mô tế bào tái phát khi thức ăn mắc kẹt bên dưới vạt lợi. Những trường hợp lợi trùm này có thể biến mất khi răng mọc lên hoàn toàn, một số răng khôn không đọc hết được gọi là răng ngầm

    - Viêm lợi bong vảy: Thường xảy ra trong thời kỳ mãn kinh, đặc trưng bởi các mô đỏ nâu đau và dễ chảy máu. Có thể xảy ra các mụn nước và lợi mỏng

    - Viêm lợi nhú: Thường xảy ra xương tủy trong thời kỳ mang thai, phát triển trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ và có thể không giảm sau khi sinh. Chúng thường bị gây ra do các kích thích bên dưới như đau răng hoặc viền phục hình thô ráp

    - Tiểu đường không kiểm sóa t: Có thể làm tăng các yếu tố kích thích lợi gây nhiễm trùng lợi thứ phát

    - Bệnh bạch cầu: Lợi bị sưng, có xảy ra các triệu chứng lâm sàng là đau và dễ chảy máu

    - Bệnh Scorbut: Lợi bị viêm phì đại căn cứ và dễ chảy máu có thể xuất hiện thêm các và đốm xuất huyết và vết bầm

    - Bệnh pellagra: Lợi viêm, dễ chảy máu và bị nhiễm trùng thứ phát, kèm theo môi đỏ, nứt, làm cho lưỡi bóng và miệng khô

    4. Viêm lợi có thể gây ra những biến chứng nào?



    [​IMG]

    Viêm lợi là tình trạng khá phổ biến, nhưng nếu không được điều trị kịp thời khi có thể tổn hại nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

    Một số biến chứng nguy hiểm của viêm lợi:

    - Viêm nha chu: Lợi bị tự chảy máu mà không có bất kỳ kích thích nào, lợi sưng đỏ, hơi thở có mùi hôi, làm răng lung lay bị di lệch, thưa ra

    - Mất răng: Chính vì chủ quan trong việc chăm sóc nướu mà người bị viêm có nguy cơ bị mất răng. Đây là biến chứng của viêm lợi nặng nhất khiến cho nhiều người lo sợ, làm cho ăn khó nhai, tạo cảm giác chán ăn, cơ thể bị lão hóa sớm, chảy vùng da quanh miệng, sẽ tác động xấu đến các răng còn lại hoặc làm cho các răng trồi lên hoặc thòng xuống, đánh mất tự tin khi giao tiếp, phát âm không chính xác

    - Viêm phổi: Người bệnh sẽ bị hết các vi khuẩn từ khoang miệng vào trong phổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

    - Tiêu xương hàm: Thể hiện nghiêm trọng ở vùng chân răng bị tiêu biến, làm thay đổi kích thước của hàm, thiếu hụt chiều cao răng, mật độ của răng.

    5. Chữa viêm lợi như thế nào?

    - Vệ sinh răng miệng đúng cách: Việc vệ sinh răng miệng kèm theo sử dụng các, chỉ nha khoa hoặc bàn chải đánh răng theo hướng dẫn của các nhân viên y tế sẽ giúp giảm thiểu bệnh

    - Súc miệng bằng nước muối: Việc sử dụng nước muối có thể làm hỗ trợ giảm đau giảm tình trạng nhiễm khuẩn, cải thiện mùi hơi thở bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 đến 3 lần 1 ngày

    - Súc miệng bằng dầu dừa: Có tác dụng làm trắng răng, giúp hơi thở thơm mát, tăng khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Tuy nhiên không được nuốt dầu dừa sau khi súc miệng vì chúng có thể làm cho vi khuẩn từ miệng di chuyển vào

    - Sử dụng nha đam: Có thể sử dụng gel lô hội xoa nhẹ nhàng vào vùng viêm hoặc dùng nước ép lô hội để uống mỗi ngày cũng thể giảm tình trạng sưng tấy của nướu răng

    - Thuốc điều trị viêm lợ i: Bên cạnh sử dụng các loại thuốc súc miệng tự nhiên có thể sử dụng các dung dịch nước súc miệng chứa các chất kháng khuẩn chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat.. giúp loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi

    5. Phòng tránh viêm lợi như thế nào?



    [​IMG]

    - Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng trước khi đi ngủ và sau mỗi bữa ăn

    - Sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp

    - Nên khám nha khoa định kỳ 3 đến 6 tháng một lần

    - Lấy cao răng xong mỗi lần tới nha khoa để phát hiện sớm những bệnh viêm lợi

    - Nếu có các dấu hiệu của viêm lợi không nên tự ý dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ

    Kết luận

    Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị dứt điểm thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh viêm lợi, có thể giúp bạn cải thiện được tình trạng răng miệng của mình.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...