Tại sao bị viêm amidan?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Tuệ Di, 21 Tháng bảy 2021.

  1. Tuệ Di

    Bài viết:
    120
    Tại sao bị viêm amidan?

    Viêm amidan là một trong những vấn đề tai mũi họng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh có thể giảm nhanh sau 7 đến 10 ngày nếu được điều trị đúng cách, nhưng rất dễ gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.

    Vậy viêm amidan là gì? Tại sao bị viêm amidan? Có những cách nào để điều trị viêm amidan?

    Hãy tham khảo bài viết dưới đây!


    [​IMG]

    1. Viêm amidan là gì?

    Amidan là hai hạch bạch huyết nằm ở hai bên của cổ họng.

    Amidan được xem như một tấm áo giáp lúc bảo vệ đường hô hấp: Chúng giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm.. là những tác nhân tổn thương đến hệ hô hấp.

    Viêm amidan xảy ra khi cơ quan này bị nhiễm vi trùng do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tình trạng sưng và viêm.

    Ngoài ra, hệ miễn dịch ở người già và trẻ nhỏ suy yếu thường là cơ hội để vi rút và vi khuẩn tấn công. Nên đây là hai nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

    2. Dấu hiệu nào cho thấy bạn đã bị viêm amidan?

    Triệu chứng của viêm amidan phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Viêm amidan có thể ở hai giai đoạn cấp tính hoặc mãn tính.

    Một số dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm amidan:

    - Viêm amiđan cấp tính: Các triệu chứng của viêm amidan cấp tính thường khởi phát một cách đột ngột và nặng nề, điển hình là

    + Amidan sưng to và đau nhức

    + Cảm thấy đau cổ họng, gặp khó khăn khi nhai nuốt

    + Hôi miệng

    + Sốt

    + Nhức tai

    + Khản giọng, mất tiếng

    + Có thể xuất hiện màu trắng hoặc vàng ở amidan.

    Nếu trẻ nhỏ bị viêm amiđan cấp tính, bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như chảy nước dãi, chán ăn và trẻ thường xuyên quấy khóc

    - Viêm amidan mãn tính: Viêm amidan mãn tính thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc lá, rượu bia, hoặc sống trong các môi trường ô nhiễm. Ở giai đoạn này, triệu chứng của viêm amiđan thường khởi phát âm thầm và kéo dài dai dẳng. Các triệu chứng điển hình:

    + Hôi miệng kéo dài

    + Đau cổ họng

    + Khản tiếng, mất giọng

    + Khó nuốt, vướng ở cổ họng

    + Khó thở, ho khan

    Viêm amidan mãn tính ít khi phát sinh các triệu chứng như sốt hay mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển dai dẳng sẽ dẫn đến phì đại amiđan và hình thành sỏi amidan

    3. Tại sao bị viêm amiđan?

    - Nguyên nhân trực tiếp gây nên viêm amidan là do hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn, virus

    Đặc biệt, các trường hợp viêm amidan do vi khuẩn gây ra thường có mức độ nặng nề hơn do virus gây ra và bắt buộc phải điều trị chuyên sâu

    - Ngoài ra viêm amidan có thể do một số yếu tố như:

    + mắc các bệnh đường hô hấp như: Viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, mắc các bệnh truyềnnhiễm..

    + môi trường khói bụi, ô nhiễm..

    + có dị tật ở cổ hay amidan

    + vệ sinh răng miệng kém

    + sử dụng thức ăn lạnh, đồ uống lạnh

    + hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động

    + thay đổi thời tiết đột ngột

    + thường xuyên tiếp xúc với người bị viêm nhiễm đường hô hấp

    4. Viêm amidan có nguy hiểm không?



    [​IMG]

    Hầu hết các trường hợp viêm amiđan đều có thể thuyên giảm sau 7 đến 10 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên một số trường hợp viêm amidan xảy ra do liên cầu khuẩn nhóm A, có thể dẫn đến một số biến chứng:

    - Sốt thấp khớp: Đây là biến chứng nghiêm trọng, biểu hiện bởi việc sốt cơ thể sang sao ăn không ngon, phát ban nhẹ, tim đập nhanh, mắt sưng, thở gấp

    - Viêm cầu thận: Biến chứng này thường phát triển phức tạp, có thể gây rối loạn điện giải, hạ huyết áp, nếu không kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến tử vong

    - Khó thở và ngưng thở khi ngủ: Do viêm amidan kéo dài, dẫn đến amidan phì đại, chèn ép cổ họng, gián đoạn các quá trình hô hấp

    - Viêm mô tế bào amidan: Đây là tình trạng nhiễm trùng sâu ở các mô liên kết của viêm amidan làm vi khuẩn và virus xâm nhập vào sâu bên trong

    + Áp xe quanh amiđan: Đây là tình trạng nhiễm trùng nặng, đặc trưng bởi sự xuất hiện ổ mủ gây đau nhức amidan, nghiêm trọng nhất dẫn đến nhiễm trùng máu

    5. Viêm amidan có lây không?

    Nguyên nhân dẫn đến viêm amiđan là do sự xâm nhập của virus và vi khuẩn

    Do đó viêm amidan có thể lây khi tiếp xúc với nước bọt và dịch đờm của người bệnh

    Nên khi giao tiếp với người mắc các vấn đề về đường hô hấp cần giữ khoảng cách, tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân

    6. Viêm amidan được điều trị bằng cách nào?



    [​IMG]

    - Điều trị bằng thuốc: Nếu nguyên nhân gây ra viêm amidan do nhiễm vi khuẩn các bác sĩ có thể kê cho bạn các đơn thuốc kháng sinh để ngăn tình trạng nhiễm trùng hoặc lây lan ra các bộ phận khác. Bạn cần uống đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ khi đã hết hạn thuốc để tránh những biến chứng.

    - Áp dụng các bài thuốc dân gian: Có thể sử dụng súc miệng với nước muối, nước ép hành hoặc gừng và mật ong cho đến khi thức triệu chứng viêm hết hẳn

    - Phẫu thuật: Nếu viêm amidan tái phát từ 5 đến 7 lần 1 năm, kèm theo các biến chứng khó kiểm soát, thì có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan để chấm dứt các tình trạng viêm amidan

    7. Làm thế nào để phòng ngừa viêm amidan?

    - Chế độ ăn đủ dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết tăng cường sức khỏe

    - Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý

    - Giữ gìn nơi ở luôn sạch sẽ

    - Uống nhiều nước, có thể sử dụng các loại nước trái cây để cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể

    - Hạn chế nói to, tránh tổn thương đến họng

    - Giữ ấm vùng họng khi thời tiết thay đổi

    - Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, duy trì sức khỏe

    - Tránh sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến vùng họng: Thuốc lá, rượu bia, cà phê..

    - Không sử dụng các thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo, đồ ăn lạnh

    Kết luận

    Viêm amidan là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến có thể ảnh hưởng chủ yếu đến người già và trẻ nhỏ. Nếu được chăm sóc đúng cách bệnh có thể giảm nhanh, nhưng trong trường hợp bệnh kéo dài và phát sinh biến chứng bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về việc cắt bỏ amidan.
     
    Thùy Minh, Pim PimTáo Ngọt thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...