Tại sao bị sảy thai? Có khả năng sinh con và có thể sinh con khỏe mạnh là ước muốn của tất cả các bậc làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu không may mắn, phải đối mặt với tình trạng sảy thai rất đau đớn về cả sức khỏe và tâm lí. Vậy sảy thai là gì? Tại sao bị sảy thai? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này! 1. Sảy thai là gì? Sảy thai là hiện tượng thai nhi bị xuất ra khỏi tử cung người mẹ trước 20 tuần đầu của thai nhi (sau 20 tuần được gọi là lưu thai) 2. Tại sao bị sảy thai? Ở mỗi mẹ lại có những nguyên nhân khác nhau dẫn đến sảy thai. Nguyên nhân dẫn đến sảy thai có thể do tác động bên ngoài từ môi trường những rối loạn bên trong cơ thể mẹ bầu Có một vài nguyên nhân phổ biến sau: - Rối loạn nhau thai: Nhau thai là màng bảo vệ bé tránh các tác động mạnh, được coi như sợi dây liên kết giữa mẹ và bé, đồng thời nhau thai có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng oxy từ cơ thể mẹ nuôi thai nhi. Vì vậy khi nhau thai có vấn đề đồng nghĩa với việc phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng - Rối loạn nhiễm sắc thể: Nguyên nhân là do quá trình thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể, khiến phôi thai không phát triển được bình thường. Thực tế cho thấy rằng, trong số các ca sảy thai do đột biến số lượng nhiễm sắc thể để có 53, 7% do đột biến thể ba; 15, 3% do đột biến thể một. - Mất cân bằng hoocmôn: Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ có những sự thay đổi về hoocmon, đặc biệt là một số loại hoocmôn như progesterone. Loại hoóc môn này có vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình người mẹ mang thai giúp cho cho thai bám vào thành tử cung. Nếu như hàm lượng progesterone quá ít không đủ cung cấp cho quá trình thai kỳ dễ khiến thai nhi bị bong gây sảy thai. - Sức khỏe người mẹ không ổn định: Nếu trong thai kì, mẹ mắc các bệnh như tiểu đường cao huyết áp có nguy cơ cao hơn dẫn đến sảy thai. Nguyên nhân là do do các bệnh làm hạn chế lượng máu đến thai nhi khiến thai phát triển không bình thường - Mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm: Trong thai kỳ mẹ bầu bị các bệnh như sốt rét, HIV, các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai do các bệnh ảnh khiến thai nhi phát triển không bình thường túi ối bị vỡ sớm hơn - Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân là do các chất độc hại trong thực phẩm em có thể truyền nhiễm và gây hại cho thai nhi - Cấu trúc tử cung bị bất thườn g: Tử cung có vách ngăn một sừng hai hai sừng cũng có thể gây hại cho thai nhi - Rối loạn miễn dịch: Khi cơ thể hoạt động quá mức cũng có thể gây sảy thai, hiểu một cách đơn giản hơn là cơ thể mẹ không chấp nhận mang thai - Sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi gây ra những rối loạn cho thai nhi Ngoài ra tuổi của mẹ cũng liên quan đến khả năng sảy thai. Nếu mẹ mang thai khi trên 35 tuổi nguy cơ bị sảy thai cao hơn 3. Dấu hiệu sảy thai là gì? Tùy vào giai đoạn phát triển của thai nhi mà mỗi phụ nữ sẽ gặp những dấu hiệu khác nhau. Cụ thể - Sảy thai trong giai đoạn từ tuần 1 đến tuần 6 của thai kỳ: Ở giai đoạn này nhiều mẹ bầu vẫn chưa biết mình đang mang thai, vì thế việc xảy thai khiến mẹ bầu cảm thấy đau dữ dội vùng bụng dưới nặng nề mệt mỏi hơn. Nhưng khá khó phân biệt đối với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc thường xuyên bị đau bụng kinh hay kinh nguyệt bị trễ - Sảy thai từ tuần 6 đến 12 của thai kỳ: Ở giai đoạn này mẹ bầu đã biết được mình đang mang thai hay không. Nếu tự nhiên cảm thấy đau vùng chậu hay bị chuột rút và xuất huyết âm đạo thì có thể mẹ đã bị sảy thai. Lượng máu có thể xuất ra ồ ạt hoặc từng ít một - Sảy thai ở tuần 12 đến 20 của thai kỳ: Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi thường khó chịu mệt mỏi. Nếu thấy xuất hiện cơn co thắt mạnh rồi khiến cơ thể mệt mỏi phải thở gấp sau đó thấy âm đạo ra máu thì khả năng bị sảy thai là rất cao. Hãy đi khám ngay để phát hiện ra những bất thường và có những sự xử trí kịp thời. 4. Làm thế nào để hạn chế bị sảy thai? Sảy thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu. Khả năng sảy thai có thể gặp ở bất kỳ ai với bất kỳ thời điểm nào, vì vậy các mẹ bầu hay áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa như - Nên đi khám tiền hôn nhân để có thể nắm bắt được tình hình sức khỏe khả năng sinh con bị mắc các bệnh di truyền cũng như các nguy cơ có thể gặp khi mang thai để phòng ngừa - Ổn định cân nặng khi có ý định mang thai - Tránh xa các chị diệu bia chất kích thích độc hại cũng như nên xem hạn sử dụng tình trạng của thực phẩm trước khi sử dụng - Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ quan tâm đến những chế độ ăn uống khoa học - Hạn chế vận động mạnh hay làm việc căng thẳng kéo dài nên chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng không có động tác mạnh - Nếu trong thai kỳ mẹ bầu phải dùng thuốc hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để có thể biết được ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi 5. Sau bao lâu thì có thể mang thai lại Đây là một nỗi băn khoăn lớn nhất với mọi phụ nữ khi đã trải qua sảy thai Sau khi trải qua những biến động dữ dội về mặt tâm lý có những sự chuẩn bị tốt về mặt tinh thần lẫn đến thể chất muốn mang thai lại nên gặp bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất. Việc tự quyết định có nên mang thai hay không còn phụ thuộc vào số lần bị sảy thai khả năng khôi phục tinh thần và thể chất của mỗi mẹ bầu khác nhau Kết luận Sảy thai là một vấn đề không mong muốn và rất đáng buồn đối với các cặp vợ chồng. Nhưng chúng ta cũng không nên đau buồn vì nếu sảy thai do tự nhiên in có thể lại là một điều tốt. Thai nhi bị phải tự nhiên thường do có những rối loạn sẵn có, nếu sinh ra khả năng mắc các hội chứng di truyền sẽ là rất cao. Và cơ hội có thể mang thai lần nữa ở các mẹ bầu là hoàn toàn có thể!