Tại sao bị rạn da? Rạn da là một vấn đề ảnh hưởng tới ngoại hình, sự tự tin của mọi người, đặc biệt là với các chị em phụ nữ. Vậy rạn da là gì? Tại sao bị rạn da? Chăm sóc da thế nào để tránh việc để rạn da? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức chăm sóc cho làn da của mình nhé! 1. Rạn da là gì? Rạn da là hiện tượng da bị kéo căng ra quá mức, làm cho các mô liên kết dưới da bị đứt gãy. Các môn này bị kéo căng tăng trong thời gian dài, kèm theo việc các liên kết Collagen và Elastin dưới da không kịp tái tạo. Điều này làm cho các vết rạn xuất hiện trên da. Rạn da thường bị thấy nhiều ở bụng, đùi, mông, bắp chân và ngực. 2. Những đối tượng nào có thể bị rạn da? Rạn da thường gặp ở những đối tượng sau: - Phụ nữ mang thai, đã trải qua quá trình bầu bí - Trẻ trong độ tuổi dậy thì - Béo phì hoặc tăng cân đột ngột trong thời gian ngắn - Da thiếu dưỡng chất - Người có mẹ bị rạn da, thường có khả năng bị rạn da cao hơn 3. Rạn da có hết không? Như đã trình bày ở trên, rạn da hình thành do da bị căng giãn quá mức dẫn đến xuất hiện các vết rạn. Lúc mới xuất hiện các vết rạn da thường có màu đỏ, hồng hoặc tím, sau đó các bé dạng này chuyển màu trắng xám hoặc bạc và hình thành các đường rãnh lõm. Các vệt này bao phủ ở các phần rộng lớn của cơ thể. Vì thế, có thể nói rằng, rạn da không thể hết theo thời gian mà chỉ có thể thay đổi màu sắc. 4. Cần lưu ý gì khi điều trị rạn da? - Để điều trị rạn da đạt hiệu quả cao, phải tìm ra nguyên nhân gây tình trạng rạn da để xác định ra phương pháp điều trị phù hợp - Nâng cao hiểu biết, tìm hiểu về những phương pháp điều trị rạn da để tránh áp dụng sai cách - Sử dụng thêm các sản phẩm thiên nhiên để hỗ trợ da bị rạn - Nên có các biện pháp phòng tránh rạn da từ sớm - Ngày nay có khá nhiều phương pháp điều trị rạn da sinh học, đem lại hiệu quả cao, nếu có ý định thực hiện các biện pháp sinh học thì bạn nên tìm các liệu pháp phù hợp với tình trạng của mình 5. Khi nào nên gặp bác sĩ? Vụ bắt có các triệu chứng hoặc các dấu hiệu của rạn da, bạn có bất kỳ câu hỏi về rạn da, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Các biện pháp làm giảm rạn da chung có thể có hiệu quả ở một số người, vì cơ địa là khác nhau ở mỗi người, nên việc hỏi ý kiến bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn được những phương pháp điều trị tốt nhất. 6. Làm thế nào để tránh rạn da? Rạn da không gây nguy hiểm đến sức khỏe, như chống lại ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, là một trong những nguyên nhân khiến các chị em mất tự tin trong cuộc sống. Việc sở hữu làn da mềm mại và mịn màng là mơ ước của bất kỳ chị em phụ nữ nào. Để người rạn da, bạn có thể áp dụng một số chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh dưới đây: - Kiểm soát cân nặng: Luôn giữ cân nặng ở mức độ phù hợp, không để cân tăng quá nhanh - Uống đủ nước: Tùy thuộc vào thể trạng cơ thể mỗi người mà nên uống những loại nước phù hợp tránh trường hợp da khô, mất nước - Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da và chống oxy hóa - Bổ sung collagen: Nguyên nhân dẫn đến rạn da có thể do cơ thể không tái tạo được đủ lượng Collagen, vì thế việc bổ sung collagen giúp tăng cường liên kết cho da, giảm nguy cơ rạn da - Thoa kem dưỡng: Đặc biệt đối với các bà bầu, quá trình mang thai sẽ có thể làm rạn nứt da, ở tháng thứ 4 của thai kỳ, có thể sử dụng các loại kem, dầu dưỡng để tăng độ đàn hồi cho da Kết luận: Rạn da không gây nguy hiểm, việc sử dụng các biênn pháp, kem dưỡng chỉ làm mờ vết rạn mà không làm các vết rạn mất hoàn toàn. Hãy chăm sóc da từ sớm, xác định được các nguyên nhân khiến da bị sạm và lựa chọn cách điều trị phù hợp, sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng rạn da, lấy lại vẻ tự tin cho mình!