Tại sao bị quai bị? Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan qua đường hô hấp và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy quai bị là gì? Tại sao bị quai bị? Làm thế nào để điều trị quai bị? Hãy tìm hiểu trong bài viết này! 1. Quai bị là gì? Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị thuộc họ paramyxoviridae. Virus này có thể tồn tại khá lâu bên ngoài cơ thể ở nhiệt độ 15 đến 20 độ C, và chúng dễ dàng bị tiêu diệt ở 56 độ C hoặc có những tác động của chất diệt khuẩn Tỷ lệ người mắc quai bị ở gần như không giảm trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt ở những vùng dân cư đông đúc, có điều kiện sống kém và những nơi có khí hậu lạnh. 2. Tại sao bị quai bị? Nguyên nhân gây ra quai bị là do sự xâm nhập của virus Paramyxo. Virus có thể xâm nhập trực tiếp qua đường hô hấp, khi con người hít phải các bụi chứa vi khuẩn. Sau khi đã xâm nhập được vào cơ thể con người, virus bám vào niêm mạc mũi, miệng, rồi di chuyển đến các cơ quan thông qua đường máu rồi gây bệnh. 3. Có mấy giai đoạn gây bệnh? Bệnh quai bị chị gây ra qua hai giai đoạn: - Giai đoạn ủ bện h: Kéo dài thường từ 2 đến 3 tuần, ở giai đoạn này, virus mang quai bị không có triệu chứng rõ mà ở dạng tiềm ẩn. Nhưng chúng vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh cho mọi người xung quanh - Giai đoạn lây truyền: Virus quai bị lây ttuyền trong cơ thể người bệnh. Một tuần xung quanh ngày khởi phát là thời gian mà vi khuẩn sinh sôi, truyền bệnh mạnh mẽ nhất. Chúng có thể trú ngụ trong nước bọt, hoặc nước tiểu của con người trong vòng khoảng hai tuần. 4. Có những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc quai bị? Đối với những người chưa có miễn dịch bảo vệ đều có khả năng mắc quai bị, từ trẻ em thanh thiếu niên cho đến những người lớn. Nguy cơ mắc bệnh quai bị có thể tăng lên do một số yếu tố như: - Độ tuổi: Nhất là những trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi, chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị - Người sống chung, sinh hoạt tập thể với những người bệnh hoặc dùng chung đồ vật với người bị quai bị - Người có hệ miễn dịch yếu, dễ dàng bị virus quai bị xâm nhập 5. Dấu hiệu nào để nhận biết quai bị? Sau khoảng 2 đến 3 tuần bị nhiễm virus quai bị thì triệu chứng của bệnh mới bắt đầu xuất hiện và giảm dần trong những tuần tiếp theo. Người bệnh có thể bị sưng đau ở một hoặc hai bên tuyến nước bọt mang tai nằm ở vùng má và hàm Tình trạng sưng đau có thể nặng đến mức xương hàm dưới của mang thai không có nhìn thấy được và tuyến nước bọt ở hàm dưới và dưới lưỡi cũng có thể bị sưng đau kèm theo. Ngoài triệu chứng sưng đau đặc trưng, còn một số triệu chứng phụ như sốt nhẹ từ 3 đến khoảng 4 ngày, đau đầu, đau cơ, chán ăn, cảm giác mệt mỏi.. 6. Quai bị có nguy hiểm không? Quai bị là bệnh lành tính, nhưng nếu như không điều trị đúng cách, bệnh quai bị có thể có những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Một số biến chứng của quai bị là: - Viêm tinh hoàn do quai bị: Có thể gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và cả người trưởng thành, làm cho tinh hoàn sưng to hơn bình thường, kèm theo sốt cao, mệt mỏi, nguy cơ vô sinh từ đây cũng tăng cao. - Viêm buồng trứng do quai bị: Gặp ở 7% nữ giới, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, sốt, ra nhiều khí hư bất thường, biến đổi màu sắc, bệnh có thể tiến triển thành ung nang ống dẫn trứng, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng.. từ đó giảm chất lượng trứng và giảm khả năng sinh sản của nữ giới. - Viêm não: Virus quai bị có thể tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây viêm màng não, thường gặp hơn nhiều hơn ở người lớn. - Điếc tai: Vĩnh viễn đây là một biến chứng khá hiếm gặp, thường xảy ra ở giai đoạn khởi phát của bệnh, không có khả năng hồi phục, làm ảnh hưởng đến cuộc sống lâu dài của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số biến chứng như: Nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, viêm tụy cấp tính, viêm đường hô hấp.. 7. Quai bị được điều trị bằng cách nào? Khi có những dấu hiệu của quai bị, người bệnh tốt nhất nên đến gặp các chuyên gia y tế, để được thăm khám và đưa ra những phương pháp điều trị chính xác, hiệu quả, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm phát triển. Trong quá trình điều trị quai bị, người bệnh cần lưu ý: - Nghỉ ngơi tại nhà, cách ly với người xung quanh để hạn chế sự lây nhiễm của bệnh - Uống nhiều nước nhưng tránh nước có vị chua - Ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt - Tránh nước lạnh, tránh ra gió - Giữ vệ sinh vòm họng bằng súc miệng nước ấm hoặc nước muối sinh lý - Vệ sinh môi trường sống nhà cửa thông thoáng, luôn có ánh mặt trời Kết luận Bệnh quai bị khi không được điều trị kịp thời đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến lâu dài sức khỏe con người. Vì vậy, ngoài những cách phòng bệnh cần phải tiêm vắc xin phòng ngừa sởi- quai bị -rubella để yên tâm hơn nhé!