Tại sao bị nổi nhọt? Chúng ta thường rất khó chịu, cảm thấy đau nhức khi cơ thể xuất hiện những nốt lớn, mềm, đầu nốt thường có mủ. Chúng vẫn được gọi với cái tên "nhọt". Tình trạng bị nhọt gia tăng nhiều hơn vào mùa hè kèm theo cảm giác đau rát.. Vậy nhọt là gì? Tại sao bị nhọt? Bị nhọt có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời các câu hỏi đó 1. "Nhọt" là gì? Nhọt là 1 dạng của nhiễm trùng da với xuất phát điểm từ lỗ chân lông hay tuyến dầu nhờn. Dạng nhiễm trùng này thường xảy ra sâu trong da, liên quan đến các nang lông, nên còn được gọi là nhiễm trùng da tụ cầu 2. Nguyên nhân bị mụn nhọt Có rất nhiều nguyên nhân gây nỏi mụn nhọt, tình trạng này xảy ra khi nang lông bị nhiễm vi khuẩn Staphylococcus. Các ci khuẩn xâm nhập vào nang lông, khuẩn này còn được goij là khuẩn 'tụ cầu" Khi da bị xước hoặc bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể vào gây nhiễm trùng, điều này có thể dẫn đến một số nhọt đầy dịch mủ và mủ chứa mô chết Mụn nhọt phát triển nhiều ở những bộ phận trên cơ thể, như: Mũi, miệng, lưng, đùi chân, nách, có thể ở cả mông 3. Triệu chứng của nhọt Lúc dầu, vùng da nhiễm trùng bị đỏ và 1 u mụn cứng lớn dần, khi chạm vào có thể bị đau. Kích tước của nhọt có thể nhỏ như 1 hạt đậu cũng có thể lớn cỡ đường tròn đường kính 1 cm. Vùng đỏ của nốt chính có thể lan rộng da các vùng da xung quanh, gây cảm giác rất đau, rát, khó chịu, làm cơ thể rất mệt mỏi, sốt.. 4. Những yếu tố nào làm dễ xuất hiện nhọt hơn? Có nhiều yếu tố dẫn đến mắc nhọt, như - Vệ sinh còn chưa tốt, cơ thể có sãn những vết thương, xước - Hệ miễn dịch kém - Mắc tiểu đường, suy dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn - Viêm da - Các hoạt động làm da tổn thương: Cạo râu, nhổ lông không đúng cách.. Khi giảm thiếu các nguy cơ, yếu tố gây bệnh thì bệnh có thể được kiểm soát 5. Làm thế nào giảm khả năng mắc mụn nhọt? - Có chế độ sinh hoạt phù hợp: Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ngừa sựu lây lan của mụn nhọt, nên thường xuyên rửa tay với xà phòng và tránh gãi lên các vết nhọt; không để móng tay dài vì đó là nơi lưu trử mầm bệnh, đôi khi chính là thu phạm gây ra những vết xước trên cơ thể - Xử lí mụn nhọt đúng cách: Tuyệt đối không sờ, nặn hay kích thích vào vết mụn, sử dụng các dung dịch sát khuẩn 2-4 lần/ ngày. Sau khoảng thời gian 2 tuần, nếu mụn nhọt không có riệu chứng giảm, thì nên gặp bác sĩ để có những tư vấn hữu ích - Nâng cao miễn dịch cơ thể, giúp co thể có đề kháng mạnh chóng lại vi khuẩn: Ăn uống lành manh, đủ chất, tập thể dục thường xuyên. Kết luận Dù là 1 nốt nhỏ xuất hiện trên cơ thể, nhưng mụn nhọt có thể gây ra nhiều phiền phức, khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, để tránh xa mụn nhọt, chúng ta hãy thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất trong sinh hoạt, luôn rèn luyện sức khỏe, bạn nhé!