Tại sao bị nhiệt miệng?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi truyệncủathảo, 6 Tháng sáu 2021.

  1. truyệncủathảo Vui vẻ

    Bài viết:
    156
    Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp, có thể ở bất kì ai, bất kì lứa tuổi nào. Gây khó khăn cho việc ăn uống cũng như giao tiếp với mọi người. Vậy nhiệt miệng là gì? Tại sao bị nhiệt miệng. Cách chữa trị ra sao? Thì mời các bạn tìm hiểu dưới đây

    [​IMG]

    1. Nhiệt miệng là gì?

    Nhiệt miệng có tên tiếng anh là Recurrent Aphthous Stomatitis - RAS là một bệnh viêm loét xuất hiện ở miệng, với những vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu. Thông thường vết nhiệt ở miệng có màu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, chúng có dạng hình tròn hoặc oval, sẽ tự lành mà không để lại vết sẹo. Bệnh này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam. Đây là một căn bệnh nhẹ nhưng khá phổ biến gây khó chịu cho người bệnh

    Nhưng nếu nhiệt miệng kéo dài quá hai tuần thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ.

    2. Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

    Do các tổn thương vật lý:

    Ví dụ trong lúc ăn uống hay nói chuyện bạn vô tình cắn vào các phần mền trong khoang miệng, mà trong miệng chúng ta có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, có tốt có xấu, vì vậy chúng sẽ xâm nhập vào vết thương gây nên tình trạng nhiệt miệng.

    Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc khoang miệng phản ứng với các thành phần hóa học trong kem đánh răng, nước sút miệng.

    Hệ thống miễn dịch suy yếu

    Nhiệt miệng do thiếu vitamin B12, B9 và các khoáng chất như sắt, kẽm..

    Stress

    Thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt)

    Ăn nhiều thực phẩm chua, cay nóng

    Chăm sóc răng chưa đúng cách

    Chức năng gan suy giảm

    Viêm ruột, viêm loét đại tràng.

    Hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS.

    [​IMG]

    3. Biểu hiện của bệnh

    Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Sau vài ngày sẽ lành đi, và có thể bị lại bất cứ lúc nào

    Hiện tượng này gây đau sưng đỏ, bất tiện cho việc ăn uống cũng như giao tiếp

    4. Cách chữa bệnh Nhiệt miệng

    Uống thuốc kháng sinh

    Dùng nước muối loãng: Nước muối có tác dụng diệt khuẩn cao vì vậy khi súc miệng sẽ loại bỏ các vi khuẩn ở xung quanh vết lở, khiến nó nhanh lành hơn

    Ăn lòng trắng trứng luộc, đây là ẹo dân gian được các ông các bà truyền lại

    [​IMG]

    Súc miệng bằng nước cốt dừa

    Bôi mật ong trộn với bột nghệ lên vết lở

    Ngậm trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh.. giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả.

    4. Khi bị đã bị nhiệt miệng cần nên làm gì?

    Đánh răng đều đặn hàng ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ

    Tham khám nha khoa định kỳ ngay cả khi bạn không gặp vấn đề gì về răng miệng.

    Sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng đúng cách để không làm tổn thương, trầy xước vùng khoang miệng.


    [​IMG]

    Thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng để đảm bảo vệ sinh.

    Bổ sung đủ nước hàng ngày

    Nên ăn các món chè làm từ các loại đậu

    Nên ăn các loại thực phẩm, rau củ thanh nhiệt


    5. Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng

    Tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, giao tiếp

    Làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees.

    Cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng

    Không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc

    Đánh răng đúng cách, súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.

    Hạn chế ăn dồ cay nóng, dầu mỡ, tăng cường các loại trái cây rau củ, uống đủ nước.


    [​IMG]

    Mặc dù là một bệnh lý thường gặp nhưng nó lại khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu vì vậy hãy vệ sinh răng miệng của mình thật tốt để không bị nhiệt miệng nhé

    Kiến thức được tổng hợp từ nhiều nguồn có chỉnh sửa.
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng sáu 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...