Tại sao bị mất ngủ?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi DaDaThy, 21 Tháng bảy 2021.

  1. DaDaThy

    Bài viết:
    60
    Mất ngủ là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là người làm việc dưới áp lực.. và kể cả người lớn tuổi. Đa số chúng ta thường lơ là việc mất ngủ tuy nhiên nếu không tìm hiểu kĩ thì có lẽ nó đang tiềm tàng nguy cơ dẫn đến các bệnh nguy hiểm.

    [​IMG]

    Vậy nguyên nhân mất ngủ là gì?

    1. Mất ngủ do các bệnh lý về tâm thần: Sau khi bị tai nạn chúng ta lo âu dẫn đến rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, tự kĩ, u uất..

    2. Mất ngủ do các bênh lý nội khoa, do các chất, hóa chất nạp vào cơ thể: Bệnh như Alzheimer, Parkinson, thuốc giảm cân, giảm đau.. chứa chất kích thích, caffein làm gián đoạn giấc ngủ

    3. Mất ngủ không tìm được nguyên nhân- rối loạn giấc ngủ nguyên phát.

    4. Mất ngủ do tác động của môi trường: Gần nhà có công trường xây dựng ồn ào, tiếng ồn từ hàng xóm, lịch làm việc, học tập hay thay đổi thất thường, không cố định..

    5. Mất ngủ do thói quen không tốt trước khi ngủ: Ăn quá nhiều hoặc nhịn ăn, uống nước quá nhiều

    Triệu chứng mất ngủ có thể kể đến: Bị uể oải sau khi ngủ dậy, dậy sớm hơn bình thường, tỉnh táo về đêm, dễ cáu gắt khó chịu, trầm cảm, ít nói, hay bị u uất, cọc tính, cân nặng, sức khoẻ tuột dốc, ăn uống không còn ngon miệng, chán ăn, biếng ăn..

    Đối tượng bị mất ngủ:

    1. Nữ giới. Do phụ nữ dễ bị rối loạn nội tiết vì có chu kì kinh nguyệt hàng tháng nên cơ thể dễ mẫn cảm với môi trường, thời tiết, từ đó tâm lí cũng thay đổi, ngoài ra một số chị em còn sử dụng thuốc chẳng hạn như thuốc giảm cân nên có thể phần nào giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.

    2. Trẻ em và thanh thiếu niên. Do thói quen ham chơi, thích ngủ muộn, dậy muộn nên dễ bị rối loạn giấc ngủ dẫn đến mất ngủ.

    3. Người lớn tuổi. Do có các bệnh nền cũng như sử dụng thuốc để giảm đau mà người già sẽ dễ bị mất ngủ hơn.

    Vậy khi nào thì nên gặp bác sĩ?

    1. Khi hiệu suất học tập, làm việc giảm dẫn đến rủi ro có thể gây nguy hại.

    2. Khi cơ thể không tự kiểm soát hoặc kiểm soát chậm về vấn đề phản ứng, chẳng hạn khi lái xe dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

    3. Khi xuất hiện các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, u uất, hoặc không thấy hiệu quả sau khi sử dụng chất kích thích.

    4. Khi tình hình của bệnh nền trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là bệnh tim, cao huyết áp.

    [​IMG]

    Các mẹo chữa mất ngủ là:

    1. Ngủ đủ giấc, trung bình 7-8h/ ngày.

    2. Không để cơ thể quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ.

    3. Không ngủ trưa quá lâu dẫn đến mất ngủ ban đêm.

    4. Tập thể dục để tăng cường trao đổi chất, chu kì sinh học của cơ thể sẽ khiến cơ thể dễ ngủ, ngủ ngon hơn.

    5. Hình thành thói quen tốt trước khi ngủ: Tránh tiếp xúc ánh sáng xanh từ màn hình máy tính, điện thoại, giãn cơ nhẹ nhàng, massage đầu, vai, gáy..

    6. Sử dụng những thực phẩm bổ sung lành mạnh như hạt sen..

    7. Giữ phòng ốc, giường ngủ sạch sẽ, thoải mái, sử dụng chất liệu cho áo gối, mền.. dễ chịu, có thể đốt nến thơm hoặc tinh dầu giúp thư giãn đầu óc.

    8. Điều chỉnh giờ làm việc, học tập nếu có thể.

    Cách khắc phục mất ngủ cũng như điều trị bênh mất ngủ:

    Nếu việc tự điều chỉnh giấc ngủ không hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức-hoặc thuốc (hoặc cả hai), giúp bạn điều hòa giấc ngủ, dễ chịu hơn.

    1. Điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức

    Thường được bác sĩ ưu tiên sử dụng để điều trị, giúp bệnh nhân loại bỏ suy nghĩ, hành động tiêu cực đã khiến não ở trạng thái minh mẫn dẫn đến việc mất ngủ. Ví dụ:

    Hình thành kế hoạch ngủ đúng đắn, ngủ ban đêm, dậy buổi sáng, hạn chế việc ngủ trưa không cần thiết, chỉ ngủ khi cơ thể buồn ngủ và nên rời khỏi giường nếu vẫn còn tỉnh táo sau 15- 20 phút, tập thể dục nhẹ nhàng.

    Thư giãn cơ thể bằng cách giãn cơ, căng cơ đều đặn, điều hòa nhịp thở, nhịp tim..

    Nghe nhạc dịu nhẹ hoặc nghe kinh Phật, giảng thuyết, ASMR..

    2. Điều trị bằng thuốc

    Đây có lẽ đây biện pháp cuối cùng nếu các biện pháp trên không hiệu quả với bệnh nhân, thông thường toa thuốc được kê đơn không kéo dài quá một tuần. Dùng thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ nên bác sĩ cũng cân nhắc khi sử dụng biện pháp này.

    Mong bài viết hữu ích đến bạn. Cảm ơn vì đã đọc!
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...