Chảy máu mũi hay còn gọi là Chảy máu cam là một hiện tượng không quá xa lạ với chúng ta, trong cuộc đời mỗi người chắc chắn sẽ vài lần bị chảy máu cam. Tình trạng này sảy ra do niêm mạc mũi bị tổi thương gây suất huyết ở đường mũi. Nhưng để biết rõ hơn về nguyên nhân sâu xa và nó có nguy hiểm gì không thì mời độc giả hãy cùng tìm hiểu dưới đây Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất ở trẻ em từ 2-10 tuổi thường nhẹ và dễ xử lý. Nhưng cũng có những trường hợp nặng cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra theo dõi. Chảy máu mũi không phải một bệnh lý cụ thể mà là triệu chứng chung do nhiều nguyên nhân gây nên. Thông thường người ta sẽ bị chảy máu mũi một bên, ít trường hợp chảy máu hai bên. 1. Phân loại Suất huyết mũi chia làm hai loại Chảy máu mũi trước: Trường hợp này chiếm tới 90%. Vị trí chảy máu là vách ngăn giữa hai lỗ mũi nơi có mạch máu nhỏ và dày đặc dễ vỡ khi xì mũi hay gặp chấn thương cục bộ như ngoáy mũi, day mũi hay tay bạn vô tình làm xước. Những người sống nơi có khí hậu lạnh lẽo, khô hanh hoặc sử dụng điều hòa, lò sưởi trong một thời gian dài. Điều này sẽ làm cho niêm mạc mũi khô, không duy trì được độ đàn hồi và dần bị đóng vảy, nứt nẻ dẫn đến chảy máu mũi trước. Chảy máu mũi sau: Chỉ có 10% các hiện tượng chảy máu cảm rơi vào tình trạng này. Nó thường liên quan tới các mạch máu ở cao hơn và sâu hơn của mũi nên chảy máu sau nguy hiểm hơn do khó kiểm soát hơn. Nếu không được phát hiện và can thiệp đúng cách có thể khiến bệnh nhân rơi vào cơn nguy kịch. Thường gặp ở người cao tuổi, những người bị huyết áp cao hoặc gặp chấn thương vùng mặt, mũi. Chảy máu cam thông thường khó phân biệt được là xuất phát từ mũi trước hay mũi sau, và cũng có thể chảy ngược và cổ họng khi bạn ngửa ra sau. Vì vậy hãy cẩn thận vì nếu chảy máu ccấmu bạn phải đến cơ sở y tế để được giúp đỡ kịp thời. 2. Nguyên nhân Ở trẻ em, tỷ lệ chảy máu cam cao gấp 2 lần so với người trưởng thành. Tình trạng chảy máu cam hầu hết là tự phát và xảy ra bất ngờ, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó một số nguyên nhân phổ biến như sau: Khí hậu khô hoặc không khí khô, lạnh hoặc quá nóng khiến mũi bạn khô gây giãn mạch máu, mạch máu mẫn cảm và dễ vỡ Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi, họng và xoang Chấn thương vùng mặt, mũi: Bị đánh vào mũi, tai nạn gây gãy xương cánh mũi, gãy vách ngăn mũi, vỡ xoang trán, vỡ xương hàm, b ị chấn thương đầu, vỡ nền sọ Thói quen ngoáy mũi có thể làm tổn thương niêm mạc mũi gây chảy máu Dị vật rơi vào mũi gây tổn thương Các khối u có thể khiến bạn bị chảy máu cam: U mạch máu dưới mũi, u polyp mũi thể chảy máu, u xơ vòm họng, ung thư vòm họng.. Bị cảm lạnh, dị ứng, xì mũi liên tục với cường độ mạnh. Sử dụng m ột số loại thuốc làm loãng máu Rối loạn đông máu kèm theo các bệnh cấp tính: Cúm, sởi, thủy đậu, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét.. Một số bệnh về máu: Giãn mao mạch, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, giảm prothrombine.. Sử dụng thuốc chống viêm, thuốc xịt và một số thuốc gây dị ứng, các chất hóa học như cocain, aspirin, amoniac.. Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như: Sử dụng đồ uống có cồn; Giảm tiểu cầu miễn dịch ; Di truyền xuất huyết, Bệnh bạch cầu, Phẫu thuật mũi, Thai kỳ.. Bệnh huyết áp cao khi trở nặng cũng có thể dẫn tới chảy máu mũi 3. Cách xử lú khi bị chảy máu mũi Mặc dù đây là hiện tượng phổ biến có thể sảy ra bất chợt ở bất kì ai nhưng ta tuyệt đối không nên chủ quan với nó, bởi tình trạng này có thể sẽ rất nguy hiểm nếu không được sơ cứu và xử lý kịp thời. Khi bạn hay người thân bạn bị chảy máu mũi thì ưu tiên hàng đầu là sơ cứu kịp thời Bước 1: Để bệnh nhân ở tư thế đầu hơi ngả về phía trước, ngồi thẳng. Bước 2: Bóp chặt cánh mũi trong khoảng 10 - 15 phút cho đến khi máu ngừng chảy hoặc chảy chậm (lúc này có thể thực hiện thở bằng miệng) Bước 3: Tẩm thuốc co mạch vào một miếng bông nhỏ và đặt sâu vào vị trí chảy máu. Bước 4: Để tránh máu chảy vào cổ họng, khí quản thì không nên ngả đầu về phía sau khi mảy chảy. 4. Cách phòng người hiện trượng chảy máu cam Tuy chảy máu cam do nhiều nguyên nhân và đến bất chợt nhưng ta có thể hạn chế nó bằng vài cách như sau: Hạn chế ngoáy mũi, hoặc tác động tiêu cực đến mũi, vùng mặt. Khi thời tiết khô hanh, nóng, cần đeo khẩu trang bảo vệ mũi. Không nên ngồi điều hòa quá lâu, cần thường xuyên thay đổi không khí sinh hoạt và làm việc. Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách. Ăn uống đủ chất, đặc biệt là bổ sung đầy đủ vitamin C và vitamin K, và khoáng chất cần thiết Hiện tượng chảy máu mũi (chảy máu cam) không quá xa lạ với chúng ta nhưng nếu nó sảy ra thường xuyên, hoặc sơ cứu bằng phương pháp trên mà vẫn không cải thiện thì tốt nhất nên đến khám bác sĩ sớm để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. (Kiến thức được tổng hợp từ nhiều nguồn, có chỉnh sửa)