CÁC LÝ DO BỊ BỆNH TRĨ 1. Chế độ ăn uống không hợp lý gây ra tình trạng táo bón Từ lâu, Trĩ và Táo bón là đôi bạn thân luôn đồng hành cùng nhau. Do đó, có đến hơn 80% người mắc táo bón kinh niên sẽ chuyển sang bị bệnh Trĩ ở nhiều giai đoạn khác nhau. Khi bị táo bón phân trở nên khô cứng gây khó khăn cho việc lưu thông phân xuống, nên mỗi khi đi đại tiện thường phải rặn mạnh và mất nhiều sức lực. Khi rặn mạnh để tống phân ra ngoài sẽ làm tăng áp lực vùng bụng dồn xuống trực tràng đoạn cuối vùng lược. Khi phân đi qua đường lược sẽ bị phình to sau mỗi lần đại tiện. Hiện tượng này kéo dài khiến vùng này bị giãn và phình lớn tạo nên những búi trĩ gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, bị táo bón khi nứt kẽ hậu môn sẽ khiến cho vùng hậu môn dễ bị viêm hay tổn thương nghiêm trọng. Thông thường người mắc táo bón hay có tâm lý sợ hãi mỗi lần đi đại tiện vì đau đớn, có người vì sợ quá nên nhịn đại tiện càng khiến cho bệnh Trĩ trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân gây ra Táo bón-Trĩ chủ yếu đến từ chế độ ăn uống không hợp lý. Ăn nhiều đồ cay nóng, khó tiêu hóa, ăn ít chất xơ, uống ít nước. Tình trạng kéo dài khiến cho hệ tiêu hóa bị kém, gây ra chứng táo bón. Táo bón lâu có thể nhanh chóng gây ra bệnh Trĩ. 2. Thói quen sinh hoạt không khoa học Lười vận động Khi ngại vận động, cơ thể trở nặng nề, không linh hoạt. Các cơ trên toàn bộ cơ thể dễ bị uể oài, làm lượng máu lưu thông chậm. Các cơ quan không được bơm đủ máu liên tục dẫn đến không có độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động kém suy yếu lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ. Hay bị căng thẳng Khi bị căng thẳng, não sẽ sản sinh ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể. Chất đó làm bạn thấy mệt mỏi, hệ tiêu hóa bị ức chế, co giãn cơ vùng hậu môn bị giảm, cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Thường xuyên đứng, ngồi quá lâu Do tính chất công việc, nhiều người phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều trong thời gian dài khiến toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng hậu môn trực tràng. Điều đó gây cản trở lưu thông máu ngược trở lại, gây tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ sưng phồng quá mức, gây ra bệnh trĩ. Những đối tượng thường gặp phải có thể kể đến như lái xe, công nhân may mặc, công nhân điện tử, những người chơi game thường xuyên, nhân viên văn phòng, giáo viên.. Hay phải làm việc nặng thường xuyên Những người thường xuyên làm việc nặng gây áp lực từ vùng ổ bụng xuống vùng hậu môn cũng dễ mắc bệnh Trĩ. 3. Mắc một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa Như đã nói, táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh Trĩ, ngoài ra, một số chứng bệnh như suy yếu bẩm sinh các thành của các tĩnh mạch đại tràng, viêm các hốc tuyến hậu môn trực tràng làm tổn thương thành tĩnh mạch trực tràng.. cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh Trĩ. 4. Mang thai, sinh con Trên nhiều diễn đàn bà mẹ trẻ em, nhiều chị em thường chia sẻ việc bản thân mắc bệnh Trĩ trong giai đoạn bầu bí và sau sinh. Nguyên nhân là bởi vì khi mang thai, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến phình to lên, tạo thành búi Trĩ. Ngoài ra, do quá trình mang thai phụ nữ hay bổ sung một số loại vi chất như sắt cũng gây nên tình trạng táo bón và sau đó dễ chuyển thành Trĩ. Với phụ nữ sau sinh mắc bệnh Trĩ là do tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình vượt cạn, việc dặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi Trĩ dễ sa ra ngoài. Tìm hiểu được một số nguyên nhân chính gây ra bệnh Trĩ sẽ giúp phòng tránh và khắc phục được việc mắc bệnh Trĩ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng hay duy trì được chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý liên tục bởi điều này còn liên quan đến thói quen, công việc hàng ngày.