Tại sao bạch cầu thấp, có nguy hiểm không? Tại sao bạch cầu thấp, có nguy hiểm không? Tình trạng bạch cầu trong máu thấp có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Cùng tìm hiểu về bạch cầu cũng như các nguyên nhân giảm bạch cầu qua bài viết sau để có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Bạch cầu là gì? Bạch cầu là thành phần không thể thiếu của cơ thể, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt những vật thể lạ có thể gây nguy hại cho máu. Bạch cầu được phân chia thành nhiều loại khác nhau theo chức năng và nhiệm vụ riêng. Có những loại bạch cầu có tuổi thọ một tuần, nhưng cũng có vài loại bạch cầu tuổi thọ kéo dài đến vài tháng. Bạch cầu được phân chia cụ thể thành các loại sau: - Bạch huyết bào T (T-lymphocytes) đóng vai trò điều khiển hệ thống miễn dịch, tiêu diệt các loại siêu vi và tế bào ung thư. - Bạch cầu trung tính có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm nhiễm và xử lý các mô bị tổn thương. - Bạch huyết bào B (B-lymphocytes) có chức năng sản sinh ra các kháng thể. - Bạch cầu đơn nhân to, bạch huyết bào có khả năng chống lại viêm nhiễm và cũng liên quan đến việc sản sinh kháng thể. Không chỉ có trong máu, một số bạch cầu còn được sản sinh ra trong tủy xương. Một số loại khác còn lưu trú tại các mô của cơ thể đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố gây hại. Nguyên nhân bạch cầu trong máu thấp Tình trạng bạch cầu trong máu thấp xảy ra theo nhiều cách khác nhau như: Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương, tiêu diệt và phá hủy các tế bào màu trắng. Ngoài ra, bạch cầu thấp còn có thể là do bạn đang điều trị bệnh hoặc sử dụng một loại thuốc nào đó. Các nguyên nhân gây giảm bạch cầu khiến bạch cầu trong máu thấp đó là: - Nhiễm virus: Khi bạn nhiễm các loại virus cấp tính (virus cảm lạnh, cảm cúm) có thể khiến bạch cầu tạm thời bị giảm xuống. Vì trong thời gian ngắn virus có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương. - Bạch cầu thấp liên quan đến các yếu tố tế bào máu và xương như: Thiếu máu bất sản, lá lách hoạt động quá sức, hội chứng myelodysplastic. - Mắc bệnh ung thư hay các bệnh bạch cầu có thể gây tổn thương tủy xương, khiến bạch cầu trong máu giảm xuống. - Lượng bạch cầu trong máu giảm xuống cũng có thể gặp phải ở những người mắc bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, bệnh lao. - Rối loạn tự miễn: Xảy ra khi cơ thể không thể nhận biết các tế bào của riêng mình và bắt đầu tấn công chúng. Từ đó gây ra các bệnh rối loạn tự miễn như: Lupus, lupus ban đỏ hệ thống (SLE), viêm thấp dạng khớp, bệnh Crohn. Những bệnh lý liên quan đến rối loạn tự miễn có thể khiến lượng bạch cầu thấp dần đi. - Các hội chứng rối loạn sinh sản (hay còn được gọi là rối loạn bẩm sinh) như: Hội chứng myelokathexis, hội chứng Kostmann cũng có thể là nguyên nhân làm giảm lượng bạch cầu trong cơ thể bạn. - Thiếu hụt dinh dưỡng: Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ một số vitamin và khoáng chất như vitamin B12, đồng, kẽm, folate có thể làm giảm bạch cầu. - Lượng bạch cầu trong cơ thể giảm xuống cũng có thể là do bạn đang điều trị ung thư bằng các biện pháp như: Hóa trị, xạ trị, cấy ghép tủy xương gây ức chế quá trình sản xuất bạch cầu. - Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể khiến bạch cầu giảm đi. Trong đó phải kể đến các loại thuốc như: Thuốc điều trị bệnh đa xơ cứng, bệnh động kinh, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện.. - Ngoài ra, khi cơ thể đang chống lại quá trình nhiễm trùng giai đoạn đầu thì lượng bạch cầu có thể giảm dần đi, tình trạng này còn được gọi là pseudo leukopenia. Biểu hiện bạch cầu thấp và cách xử lý Tình trạng bạch cầu thấp thường không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên khi bị giảm bạch cầu thì khả năng đề kháng sẽ yếu hơn và dễ bị nhiễm trùng. Khi đó, cơ thể bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng khi bị nhiễm trùng như: Sốt, ớn lạnh, người ra nhiều mồ hôi. Khi xuất hiện những triệu chứng trên và nghi ngờ bạch cầu bị giảm, việc đầu tiên bạn cần làm là đến cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra lượng bạch cầu trong cơ thể. Hiện nay, tình trạng bạch cầu thấp được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của bạn thông qua các chỉ số xét nghiệm bạch cầu như: - WBC là số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. - LYM – bạch cầu Lympho là các tế bào có khả năng miễn dịch gồm Lympho B và Lympho T. - NEUT – bạch cầu trung tính giúp chống nhiễm khuẩn và nhiễm nấm. - MON – bạch cầu mono giúp chống virus, vi khuẩn, nấm và hàn gắn các mô bị thương. - EOS – bạch cầu ái toan có khả năng chống ký sinh trùng. - BASO – bạch cầu ái kiềm đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng. Sau xem xét kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số kiểm tra khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị hiệu quả như: Dùng thuốc, điều trị nhiễm khuẩn, cấy ghép tế bào gốc.. giúp phục hồi lượng bạch cầu bình thường của cơ thể. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được nguyên nhân tại sao bạch cầu thấp, từ đó tiến hành các xét nghiệm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.