Tại sao bị giật điện khi chạm vào người khác? Bạn thường nghe thấy những âm thanh sột soạt hoặc cảm thấy tê tê người khi cởi áo len hay chạm vào một số vật dụng khi vào mùa đông. Hiện tượng này xảy ra là do ma sát tạo ra các tia tĩnh điện. Ngoài ra, khi bạn chạm tay vào người khác cũng có cảm giác tê tê như bị điện giật. Vậy tại sao 2 người chạm nhau bị điện giật? Cùng tìm hiểu nguyên nhân ngay qua bài viết sau nhé! Lý giải tại sao 2 người chạm nhau bị điện giật Không ít người chạm tay với người khác có thể cảm nhận được một luồng điện chạy dọc cơ thể. Đây không phải là "chạm điện" theo kiểu "tiếng sét ái tình" gì đâu nhé. Trên thực tế, theo khoa học lý giải thì đây là hiện tượng tĩnh điện truyền electron từ người tích điện sang người khác trong điều kiện thích hợp qua những đụng chạm nhẹ. Nguyên nhân tại sao 2 người chạm nhau bị điện giật được giải thích như sau: Tĩnh điện là hiện tượng xảy ra do sự mất cân bằng điện tích trên bề mặt của vật liệu hay trên cơ thể người. Trong quá trình ma sát sẽ tạo ra hiện tượng tĩnh điện. Nếu giữa các vật liệu hay con người có sự tiếp xúc với nhau, điện tích sẽ di chuyển từ vật này sang vật kia hoặc từ người này sang người kia. Nước là một chất dẫn điện tốt, độ ẩm là yếu tố giúp đưa các electron di chuyển ra khỏi cơ thể con người trước khi chúng tích tụ lại quá nhiều. Trong quá trình di chuyển electron từ người này sang người khác sẽ gây ra hiện tượng tĩnh điện, khiến chúng ta có cảm giác tê tê như bị điện giật. Hiện tượng phân tán tĩnh điện thường xảy ra với những tiếng kêu nhỏ và rất khó để phát hiện. Ngoài ra, khi chúng ta vô tình chạm tay vào các vật dụng như tay nắm cửa bằng kim loại thì điện tích âm trên cơ thể sẽ dần tăng lên. Đến khi đủ để sản sinh ra lượng điện yếu thì sẽ tích điện lại giữa bàn tay và tay nắm cửa, gây ra hiện tượng tay nắm cửa lóe lên tia lửa một cách đột ngột và bạn sẽ cảm thấy hơi tê tay. Cách phòng tránh hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông Hiện tượng 2 người chạm nhau bị điện giật do tĩnh điện không gây nguy hiểm nhưng cũng khiến chúng ta cảm thấy lo lắng. Vì thế bạn có thể phòng tránh hiện tượng này bằng cách áp dụng những biện pháp sau: Tăng độ ẩm không khí: Đặt máy tạo độ ẩm trong nhà vào mùa đông sẽ giúp độ ẩm không khí tăng lên, nhờ đó mà hiện tượng tĩnh điện gần như không xảy ra. Chú ý đến chất liệu trang phục: Trang phục được làm từ chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon có thể gây ra hiện tượng tĩnh điện. Do đó bạn nên mặc quần áo làm từ chất liệu cotton. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ngâm quần áo với nước xả vải và phơi khô tự nhiên thay vì sấy khô để giảm nguy cơ tĩnh điện. Hạn chế mang giày cao su: Cao su là vật liệu cách điện mạnh nên dễ duy trì hiện tượng tích điện. Khi lượng điện tích tụ ngày càng nhiều trên cơ thể thì chúng ta dễ gặp phải tình trạng sốc điện, tê tay khi đụng chạm người khác hay khi chạm vào các vật liệu dẫn điện như kim loại. Các chuyên gia Đại học Birmingham cho biết, vào mùa đông nên mang giày da để tránh hiện tượng tĩnh điện. Mang theo vật dụng kim loại: Chẳng hạn như bạn nên mang theo bên mình một chùm chìa khóa bằng kim loại để triệt tiêu nguồn điện được tích tụ, hạn chế phát sinh hiện tượng tĩnh điện. Mang theo giấy Dryer sheet: Dryer sheet là loại giấy tương tự như giấy ăn nhưng mỏng hơn, thường được dùng trong sấy khô quần áo để tạo sự mềm mại và lưu lại hương thơm trên vải. Theo Howstuffwork, nếu dùng giấy Dryer sheet khi sấy khô quần áo có thể giúp cân bằng electron trên quần áo, ngăn không để các electron bám vào cơ thể giúp giảm sự hình thành tĩnh điện trên quần áo và cơ thể. Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên: Hãy bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để duy trì độ ẩm thích hợp cho da, giúp da không bị bong tróc. Đặc biệt, việc tăng cường độ ẩm cho làn da là cách giảm tĩnh điện rất hữu hiệu trong điều kiện thời tiết hanh khô và nhiệt độ xuống thấp như khi vào mùa đông. Vậy là chúng ta đã hiểu được nguyên nhân tại sao 2 người chạm nhau bị điện giật. Vào mùa đông nếu bạn không muốn gặp phải hiện tượng tĩnh điện thì hãy áp dụng những cách phòng tránh mà chúng tôi đã chia sẻ nhé.