(Thảo luận - Góp ý) Các tác phẩm của Hồ Ly Đỏ Tên tài khoản, bút danh: Xích Hồ, Hồ Ly Đỏ Tuổi, Cung: 27 tuổi, cung Thiên Bình Sở thích: Thích vẽ và ăn cẩu lương dạo Sở đoản: Cực kì yếu kém những môn vận động, nói chuyện không có duyên. Đôi lời: Có những mẫu chuyện nhỏ cứ hiện lên trong đầu mình, mình cảm thấy sẽ rất thú vị khi viết ra được chúng. Mong mọi người cùng nhìn qua tác phẩm của mình. Xin cám ơn! Link tác phẩm: Huyền Ảo - Hành Tinh Ảo Ảnh - Hồ Ly Đỏ
Chào tác giả: Sau khi xem thử truyện mình có vài ý bạn tham khảo thử nha! 1. Đầu tiên tiêu đề: Huyền Ảo - Truyện Ở Hành Tinh Hình Chiếc Lá - Hồ Ly Đỏ. Mình xin trích dẫn lời của Thạc sĩ Phạm Tuấn Vũ: Phân biệt chuyện và truyện: Nhiều người nhầm lẫn giữa chuyện và truyện. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này có nhiều, nhưng dễ thấy là: 2 từ này có ý nghĩa và âm đọc rất gần nhau (/ch/ và /tr/ có thể chuyển hóa cho nhau, người miền Bắc không phân biệt được 2 phụ âm này). Về từ nguyên, chuyện và truyện đều bắt nguồn từ một từ Hán là 傳 mà một trong các âm đọc phổ biến của nó hiện nay là truyện, nghĩa gốc là "sách của hiền nhân làm ra" (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển). Tuy nhiên, trong tiếng Việt hiện đại, chuyện và truyện hoàn toàn khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), chuyện có nét nghĩa đầu tiên là "sự việc được kể lại". Còn truyện có một trong hai nét nghĩa là "tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn". Như vậy, có thể phân biệt 2 từ này ở một số phương diện sau: Thứ nhất, truyện thuộc lĩnh vực văn chương, như trong các từ: Truyện ngắn, truyện dài, truyện trinh thám, truyện tranh.. Còn chuyện lại thuộc các lĩnh vực khác, như trong: Chuyện vui, chuyện tình, chuyện đời, chuyện vẩn vơ, chuyện tầm phào.. Thứ hai, truyện tồn tại ở dạng văn bản, liên quan đến các hoạt động viết, xem, đọc, thưởng thức, như trong: Tác phẩm truyện, văn bản truyện, viết truyện, đọc truyện, thưởng thức truyện.. Trong khi đó, chuyện chủ yếu tồn tại ở dạng ngôn ngữ nói, liên quan đến các hoạt động nói, kể, nghe, như trong: Kể chuyện, nói chuyện, trò chuyện, buôn chuyện, hóng chuyện.. Thứ ba, truyện thường cụ thể, chặt chẽ, có tính hệ thống, có thể định lượng (bao nhiêu chữ, câu, trang sách), có tính chọn lọc về ngôn ngữ. Còn chuyện thường mơ hồ, ít chặt chẽ, khó định lượng, ít chọn lọc về ngôn ngữ. Chẳng hạn, với khái niệm chuyện đời, ta rất khó để xác định đó là chuyện gì, có những nội dung gì, dài ngắn bao nhiêu. Với trường hợp chuyện/ truyện cổ tích, chuyện/ truyện dân gian, có thể hiểu, khi là chuyện, đó là tác phẩm còn tồn tại trong dân gian. Còn khi đã là truyện thì những tác phẩm ấy đã được sưu tầm, cụ thể hóa thành văn bản hoặc in thành sách. Ta cũng nên lưu ý: Viết như các trường hợp: Câu truyện, kể truyện, nói truyện, thưởng thức chuyện, sáng tác chuyện, tác phẩm chuyện.. là không đúng. 2. Một chương thì tối thiểu 950 từ nha bạn. Bạn phải bổ sung nhé! À mình có đôi lời về tác phẩm. Chúc bạn buổi chiều vui vẻ! ^^
Chào bạn! Sau khi xem tác phẩm Huyền Ảo - Truyện Ở Hành Tinh Hình Chiếc Lá - Hồ Ly Đỏ. Thấy truyện còn nhiều vấn đề cần khắc phục: A. Hình thức: 1. Sử dụng dấu chấm phẩy: Ví dụ: Còn người không được thiên bẩm, vì sinh tồn thì có thể nương theo pháp tắc để tạo ra những đạo giáo riêng, hoặc làm ra nhiều cách để trấn áp, khắc chế những thứ mà pháp tắc nơi này bảo vệ. Ví dụ như vẻ trận pháp ; mượng sức mạnh từ thiên văn, địa thế ; hoặc cũng có thể dùng cách mượng hồn, tá xác v v.. để sinh tồn. Cách sử dụng: - Dấu chấm phẩy thường dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả hình thức. Ví dụ: Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần.. (Nguyễn Trung Thành) - Trong câu ghép song song mà vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, cũng có thể dùng dấu chấm phẩy giữa hai vế. Ví dụ: Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được (Lê Duẩn) - Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm phẩy; quãng ngắt dài hơn, so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn, so với dấu chấm. 2. Viết hoa không đồng nhất, khi viết khi không: - Ví dụ: Thần tộc, thần tộc, ma tộc, Ma tộc.. - Danh từ riêng phải viết hoa. Ví dụ: Trái Đất. 3. Chia đoạn quá dài, khó đọc. Ví dụ: Mà ở thời nay. Không chỉ bất đồng ngôn ngữ sảy ra ở giữa các tộc (Yêu tộc, Ma tộc, Nhân tộc), mà thậm chí đồng tộc cũng có bất đồng ngôn ngữ (yêu xà, yêu nhệnh ) Dù biến thành hình người và theo học ở một số tông môn nhưng việc không cùng ngôn ngữ sẽ thế nào. Nhất là Nhân tộc là tộc có hơn trăm loại ngôn ngữ và chữ viết. Và để hiểu được tất cả các ngôn ngữ để giao tiếp dùng cho nhiều việc. Pháp tắc ở Uông đã tạo ra Ngọc Thuật. Nó vốn là một trong số những thuật pháp cơ bản, mà các tu sĩ khi mới bắt đầu tu luyện bước đầu sẽ được học nó. Vậy thì chỉ tu sĩ mới giao tiếp được với nhau, vậy những kẻ không thể tu luyện thì phải thế nào. Pháp tắc của Uông không bỏ sót họ. Ở Uông có một loại cây đặc thù được gọi là Tử Mộc, bởi hình dạng cây này lúc đầu sẽ rất giống một cái cây đã chết. Thân cây khô khốc, bên trong mục rổng, một cái lá cũng không có. Vậy nhưng khi hấp thụ đủ linh khí trời đất, nó có thể tạo ra lá. Mà ai giữ lá này bên người, sẽ thông tuệ được nhiều ngôn ngữ. Nhưng mỗi ba năm cây mới ra lá một lần. Mà địa phận để cây này có thể hấp thụ đủ linh khí cũng rất hiếm hoi, vậy nên dù Tử Mộc dể tìm nhưng khó chăm trồng. Vậy nên cây Tử Mộc không đáng một xu, nhưng lá cây lại rất đắt. 4. Dùng dấu thoại chưa đúng: - "Tất nhiên là bọn họ rồi, chứ ngươi nghĩ ở cái thành rách nát đó còn cái gì hay ho mà nói nữa đâu!" Người thanh niên áo xám tro trả lời. ==> Sửa: "Tất nhiên là bọn họ rồi, chứ ngươi nghĩ ở cái thành rách nát đó còn cái gì hay ho mà nói nữa đâu!" Người thanh niên áo xám tro trả lời. ==> Bạn lưu ý: Nếu dùng "..." Làm thoại thì không dùng -.. - không kết hợp cả hai. Ví dụ nữa nè: - Ở bàn bên cạnh thanh niên mang y phục gấm hoa, cũng bị câu chuyện làm cho hứng thú ngừng ăn, nhấp một ngụm trà rồi từ tốn nói: "Cũng không hẳn, trước đây nghe nói có thanh niên nào trong thành đó tu luyện tà công. Y sau đó có lẽ đã nhập ma, phát điên chạy trên đường la khóc om xòm, còn làm chết rất nhiều người dân vô tội." 5. Lỗi đánh máy và lỗi chính tả khá nhiều: Ở trái đất vào khoản thế kỷ tám mươi, trên kênh thời sự quốc tế. Còn người không được thiên bẩm, vì sinh tồn thì có thể nương theo pháp tắc để tạo ra những đạo giáo riêng, hoặc làm ra nhiều cách để trấn áp, khắc chế những thứ mà pháp tắc nơi này bảo vệ. Ví dụ như vẻ trận pháp ; mượng sức mạnh từ thiên văn, địa thế ; hoặc cũng có thể dùng cách mượng hồn, tá xác v v.. để sinh tồn. Đếnh cả một tên tội nhân độc ác nhất, khi chết đi còn có người khóc thương. Điều đáng chú ý ở đây là trong hàng tá lời bình luận, có một lời bình luận từ một nik ẩn danh Huyền Minh Tông là một tông môn cở trung ở Khải Sâm Thành. Vốn ở đây bạn đầu có bốn loại chức nghiệp. Tô Bân ngồi trong góc có chút ủ rũ uống trà ngẩm nghĩ về cuộc sống sau khi xuyên đến đây, thì nghe khách ở bàn bên nói chuyện khiến nàng ngừng suy nghĩ. B. Nội dung: - Sử dụng tiếng hán việt quá nhiều gây khó hiểu. - Miêu tả bối cảnh giới thiệu quá nhiều dẫn tới quá tải lượng thông tin. Tổng kết: - Lỗi chính tả khá nhiều. - Lỗi sử dụng dấu hội thoại. Bạn cần sửa hết các lỗi trên để truyện sớm được duyệt nhé! Chào thân ái!
Ảnh lỗi rồi chèn lại đi bạn. Truyện: Huyền Ảo - Truyện Ở Hành Tinh Hình Chiếc Lá - Hồ Ly Đỏ Với lại sửa theo lời nhắc của mod để được duyệt sớm nhé.