a) Tác dụng bổ phế của yến sào. Tổ yến giúp dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho và trị hen suyễn. Do đó, ăn yến sào sẽ giúp bạn và gia đình cải thiện chứng năng đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng yến sào chưng với gừng, ăn đều đặn sẽ giúp làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp. b) Tác dụng của yến sào đối với hệ tiêu hóa. Crom có trong yến sào sẽ kích thích đường tiêu hóa, giúp ăn ngon và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Do đó, sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể cũng sẽ được cải thiện rõ rêt. c) Yến sào có tác dụng bổ máu. Yến sào giàu Protein và Fe, rất quan trọng để tạo máu cho cơ thể. Trong đó Fe (Sắt) có vai trò quan trọng trong tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố) – là chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số men oxy hóa khử trong các tế bào và có trong myoglobin (là sắc tố hô hấp của cơ). Trong yến sào có hàm lượng Protein cao (40-50%), có đủ các loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Trong tổ yến có Axit Sialic cần thiết cho quá trình kích thích phân chia tế bào. Từ đó tăng cường sự phát triển của hồng cầu nên có tác dụng hạn chế một số loại bệnh ung thư. Bên cạnh đó, các chất như Aspartic (4, 69%), Proline (5, 27%) có tác dụng tái tạo tế bào, các mô và da. Những acid amin không thể thay thế như Cystein, Phenylalamine có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng cường truyền dẫn xung động thần kinh, tăng khả năng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Các chất như Tyrosine, Acid Syalic có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp. d) Tác dụng tuyệt vời của yến sào đối với phổi. Yến sào vị ngọt, tình bình vào hai kinh phế và vị nên tác dụng của yến sào là làm sạch phổi, tăng đề kháng với các siêu vi khuẩn của các bệnh cảm cúm, dị ứng. Vì thế trong trường hợp phòng cúm A/H1N1, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng. Đặc biệt sử dụng yến sào thường xuyên còn giúp làm giảm các triệu chứng cảm cúm, di ứng ở người khi thời tiết thay đổi.