Suy nghĩ về tự sự trong truyện mini

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Trang Izerghin, 22 Tháng sáu 2021.

  1. Trang Izerghin Ngơ ngơ, mãi mới vote được cái ảnh.

    Bài viết:
    83
    Gia tộc tiểu thuyết truyền thống do ba thể loại văn học: Trường thiên tiểu thuyết (truyện dài), trung thiên tiểu thuyết (truyện vừa), đoản thiên tiểu thuyết (truyện ngắn) cấu thành. Truyện mini (vi hình tiểu thuyết) vốn thuộc về phạm vi truyện ngắn, nhưng hiện nay đã trở thành một thể loại văn học có đặc trưng mỹ học độc lập, thoát ly khỏi truyện ngắn với ý nghĩa thông thường, vì thế đã trở thành thể loại văn học thứ tư trong gia tộc tiểu thuyết. Sự hình thành thể loại văn học độc lập đánh dấu bằng hình thái nghệ thuật của mình, cho nên nghệ thuật tự sự cũng có yêu cầu khác nhau.

    Ví như: Truyện ngắn là "khắc cột họa nền", truyện dài được mệnh danh là "tấm bia thời đại", thủ pháp tự sự của hai thể loại tất nhiên có khác biệt cực lớn. Mà đem so sánh với ba thể loại văn học tiểu thuyết kia, truyện mini (vi hình tiểu thuyết), càng thấy đặc biệt. Khuôn khổ cực kỳ có hạn đã quyết định thể loại văn học của nó thiếu tính du di, thủ pháp tự sự càng nhiều hạn chế. Điều này có thể giám định phân biệt được qua sự so sánh giữa các thể loại văn học tiểu thuyết.

    Khuôn khổ của truyện dài không còn nghi ngờ gì nữa là tự do nhất. Trên mười vạn chữ được gọi là truyện dài ngắn, tạm chưa bàn đến. Quan sát tình hình tác phẩm hai mươi vạn chữ đến bốn mươi vạn chữ thông thường thấy rất nhiều, thấy tính du di tương đối lớn. Điều này không còn nghi ngờ gì nữa đã tạo ra không gian tự do rất lớn cho tự sự truyện dài. Truyện vừa ở giữa truyện dài và truyện ngắn, tính du di có thể dài có thể ngắn cũng khá đột xuất – có thể ba bốn vạn chữ, cũng có thể năm sáu vạn chữ, thậm chí dài tới bảy tám vạn chữ.

    Tính du di có thể ngắn có thể dài của truyện ngắn cũng rõ ràng như vậy, phạm vi khuôn khổ của nó có thể từ ba bốn ngàn chữ đến trên một vạn chữ, có tác phẩm thậm chí dài đến hai vạn chữ. Đương nhiên, kiểu tự do khuôn khổ như thế này cũng không thể vô hạn. Như "phong trào kéo dài vô tội vạ" của truyện dài đã dẫn đến kết cấu lỏng lẻo, hoặc quá nhiều "thành phần nước lã", làm cho người đọc trông thấy mà sinh ra hoảng hồn.

    Hiện tượng "quá tả quá hữu" của truyện vừa cũng cần cảnh giác: Dùng hình thức truyện vừa để viết nội dung truyện ngắn, hoặc để "hoàn thành" nhiệm vụ của truyện dài, thì tự sự của nó không lỏng lẻo thì cũng dồn nén. Đứng trước hiện tượng truyện ngắn càng viết càng dài, nữ nhà văn Băng Tâm đã từng viết: "Truyện ngắn phải ngắn. Tôi biết tiếng Anh, đọc rất nhiều truyện ngắn nước ngoài, đều rất ngắn, nói chung sáu bảy ngàn chữ mà thôi." (Xem tạp chí "Tiểu thuyết gia" số 1 – 1999). Nhưng, mặc dầu như vậy, vẫn không thể phủ nhận ba thể loại văn học tiểu thuyết này đều có tự do về khuôn khổ rất nhiều.

    Xét về thể loại văn học, truyện mini gần truyện ngắn nhất, nhưng không gian du di từ một ngàn, hai ngàn đến nhiều nhất là ba ngàn chữ, thì so với truyện ngắn có hạn rất nhiều (tuy nữ nhà văn Băng Tâm đề xướng sáu bảy ngàn chữ, nhưng trên thực tế truyện ngắn trên một vạn chữ thì đâu đâu cũng có). Không gian khuôn khổ bị hạn chế nhất, thì sự tự do trong tự sự cũng tất nhiên bị ảnh hưởng. Từ ý nghĩa này mà nói, tự sự của truyện mini cũng có thể nói là "đeo gông khiêu vũ".

    Khuôn khổ cực kỳ có hạn tuy có thể ảnh hưởng đến tự do tự sự, nhưng cần nắm vững đặc trưng của thể văn truyện mini, "đeo gông" cũng có thể nhẩy được nhiều tư thế, một tờ giấy nhỏ nhoi vẫn có thể vẽ ra một bức tranh mỹ miều tinh diệu. Nói về nghệ thuật tự sự của truyện mini, nhìn từ góc nhìn tự sự, kết cấu tự sự, thủ pháp tự sự, ngôn ngữ tự sự đến tiết tấu tự sự, kỳ thực đều không nên rập khuôn máy móc. Mà còn nên đề xướng đa dạng hóa và tính tìm tòi của nghệ thuật tự sự truyện mini, để khai mở không gian thẩm mỹ và tăng cường năng lực biểu hiện, tránh mô thức hóa và tương đồng hóa.

    Nói một cách cụ thể, tôi cảm thấy nghệ thuật tự sự truyện mini cần nắm vững mấy phương diện dưới đây:

    Một là, thủ pháp tự sự trăm hoa đua nở

    Về phương diện thủ pháp biểu hiện, nên nói rằng nó có khả năng cao nhất thể hiện tính đa dạng hóa của tự sự truyện mini, cũng có khả năng nhất phát huy tự do "mỗi người một vẻ" của nghệ thật tự sự của truyện mini. Trong bài viết "Suy nghĩ về chủ đề của truyện mini", tôi đã từng phân tích qua một số tác phẩm, thủ pháp tự sự của những tác phẩm ấy có thể nói là trăm hoa đua nở.

    Như "Con gà ngố" của Hầu Đức Vân và "Lấy trộm muối" của Tướng Dụ Đình, đều là thực hiện thủ pháp tả thực theo hình thức thời gian và không gian của hiện thực, từ đó mà dùng tự sự theo trật tự tiến dần lên theo thời gian, tình tiết khá hoàn chỉnh và chi tiết giầu ý vị, từ đó mà phô bày nhân tính và dục vọng chân thực; "Tám làn xe" của Hàn Xương Nguyên thuộc về cách viết cực kỳ khoa trương, "Một đám mây trắng" của Tạ Chí Cường thì là tự sự "tản văn hóa", mà "Tâm sự" của Vương Quỳnh Hoa thì dùng thủ pháp dòng chảy ý thức để phơi bầy tâm lý vi diệu của nhân vật; "Âm thanh của giọt nước" của Đới Yến thì nắm chắc chi tiết thường nhật, để phô bầy tình cảm tinh vi tế nhị hình thành lâu dài giữa vợ chồng; "Bạn ơi! Bạn ở đâu" của Lưu Kiến Siêu và "Nhà lý luận lão thành" của Từ Chí Nghĩa, sử dụng miêu thuật câu chuyện và ngôn ngữ ua-mua kiểu sân khấu hóa, để phơi bày sự giả dối trống rỗng trong quan hệ một số bạn bè và chuyện thế tục của một số phần tử trí thức.

    "Người đàn bà lặng thầm" của Trần Dục, thì thông qua sự kiện ngẫu nhiên (tai nạn xe cộ) và tự sự theo hình thức thời gian không gian phi hiện thực, mà phô bày nhân tình ấm lạnh và thế thái nóng rét. Thủ pháp tự sự trăm hoa đua nở, chẳng những có lợi cho mở cửa nghệ thuật tự sự của truyện mini. Mà cũng dễ nhìn thấy tài năng của tác giả.

    Hai là, kết cấu tự sự không rập khuôn máy móc

    Trong nghệ thuật tự sự của truyện mini, kết cấu tự sự là một khâu trọng yếu, là then chốt quyết định nội dung chỉnh thể của tác phẩm được sắp xếp có thỏa đáng, tốt đẹp hay không. Do khuôn khổ cực kỳ có hạn, kết cấu tự sự của truyện mini cũng thường thường dễ xuất hiện mô thức hóa, ví như bố trí tình tiết sân khấu hóa, sắp xếp nội dung mang tính "trùng hợp" v. V.. Bởi thế nên có nhiều kiểu biến hóa. Chúng ta không ngần ngại thử xem hai tác phẩm có kết cấu khá đặc sắc.

    "Đảo điên cả rồi" của Đồng Thụ Mai chọn đăng trong tạp chí "Truyện mini chọn lọc" số 9 năm 2007, kết cấu của nó rất đặc sắc. Tác phẩm rất ngắn, chỉ có hơn một ngàn chữ mà thôi. Viết về A Đông, phóng viên một tờ báo nọ, người ác bị anh ta phê phán ngược lại được lên nhanh, người tốt được biểu dương thì lại bị xui xẻo, phản ánh tình hình phải trái không rõ ràng trong đời sống hiện thực. Nhưng xét về mặt kết cấu, chẳng những kết hợp được kết cấu chiều dọc với kết cấu chiều ngang, mà còn hình thành kết cấu mang tính đối tỷ.

    Tác phẩm viết về bốn câu chuyện nhỏ, bốn nhân vật trong bốn câu chuyện: Tiểu Hỗn Hỗn bị phê phán lại được điều lên làm cán bộ Ban Quản lý đô thị; Một tên ác ôn trong làng lại trở thành trưởng thôn; Cục trưởng Vương, Cục Y tế được biểu dương lại bị cách ly điều tra thẩm vấn; Cục trưởng Trần, Cục Thuế vụ đáng được biểu dương, nhưng lại biếu tiền cầu xin A Đông thương tình, dứt khoát đừng biểu dương ông ta. Câu chuyện hoang đường nhưng lại chân thực, bởi vì rất nhiều hiện tượng hiện thực có thể chứng minh. Mà chủ đề về hiện tượng xã hội đảo lộn trắng đen, thì kết cấu tự sự xuất sắc, không nghi ngờ gì nữa đã phát huy tác dụng hiển thị rất mạnh mẽ.

    "Thổ nhưỡng" của Doãn Toàn Sinh, cũng là vận dụng phương thức kết hợp kết cấu chiều dọc với kết cấu chiều ngang. Nghệ thuật tự sự chỉnh thể của tác phẩm là thủ pháp tự sự thuận theo kết cấu chiều dọc: Dân thôn Vương dân chủ tuyển cử trưởng thôn, trưởng thôn hai nhiệm kỳ trước bầu ra đều không tốt, thuộc về dạng quan tham và quan ngu. Lần này bầu cử trưởng thôn, dân làng vô cùng cẩn thận, nghiền ngẫm đến nửa tháng, cuối cùng nhắm trúng Vương Thực Tại.

    Bởi vì Vương Thực Tại là người trung hậu, vui vẻ giúp đỡ mọi người, còn tự học lấy được văn bằng đại học. Sau khi làm trưởng thôn, tân quan nhận chức nhiệt tình bốc lửa, Vương Thực Tại cũng làm được một số việc thực tế. Không ngờ hai năm sau, Vương Thực Tại lại bị cảnh sát bắt vì tội nhận hối lộ và đòi hối lộ. Dân làng Vương lúc đầu còn tưởng rằng cảnh sát bắt nhầm người. Mà quá trình dần dần biến chất của Vương Thực Tại, thì thông qua kết cấu chiều ngang mà biểu hiện ra: Đó là sự bất bình và phê phán của một số "bọn lắm mồm", "mấy người thối lưỡi", "mấy kẻ tiểu nhân đa nghi" mà tác phẩm miêu tả. Dân làng luôn luôn bảo vệ quyền lực trưởng thôn của Vương Thực Tại, cho nên người phê bình Vương Thực Tại bèn trở thành "kẻ lắm mồm", "lũ thối lưỡi", "tiểu nhân đa nghi".

    Về ba loại người này, rõ ràng là cách viết lật ngược. "Thổ nhưỡng" không sân khấu hóa như "Điên đảo cả rồi", nhưng nội hàm càng khiến người đọc nhâm nhi thú vị. Phơi bày hiện thực quyền lực mà không có sự giám đốc tất nhiên dẫn đến quyền lực thối nát, mà ngu trung tất nhiên sẽ trợ lực cho quyền lực mất phương hướng, mất tay lái.

    Đề xướng kết cấu tự sự không rập khuôn máy móc, không có nghĩa là chỉ yêu cầu đổi mới, yêu cầu biến đổi, hoặc vất bỏ cách viết thông thường. Vấn đề then chốt là phải nhìn nhận nhu cầu cụ thể. Như "Ga xép" của Tân Tử Vi vận dụng kết cấu "trùng hợp", "Có tội" của Trần Nhiên là kết cấu mang tính đối tỷ, thực ra cũng rất tốt.

    Ba là, tự sự kỹ càng giản lược thỏa đáng

    Trong nghệ thuật tự sự của truyện mini, kỹ càng giản lược thỏa đáng vô cùng quan trọng. Khuôn khổ cực kỳ có hạn, chỗ nào viết kỹ, chỗ nào lược ghi, đương nhiên không có nghĩa là coi thường cái nhỏ. Tập truyện chốn quan trường của Tần Đức Long "Tùy ý lãnh đạo", trong đó có rất nhiều tác phẩm tự sự kỹ càng và tự sự giản lược xử lý tương đối thỏa đáng. Hãy phân tích tác phẩm "Tùy ý lãnh đạo" được lấy tên chung cho cả tập truyện.

    Tác phẩm này chỉ có hơn một ngàn chữ, tự sự tường tận và giản lược xử lý khá xuất sắc. Vương Bụng Phệ trong tác phẩm là một lãnh đạo, rất nhiều kẻ nịnh bợ. Mỗi lần cùng lũ nịnh bợ uống rượu, Vương Bụng Phệ tuy đắc ý hài lòng, nhưng vẫn mượn hơi men "suỵt" bọn nịnh bợ, thế mà bọn chúng vẫn cung kính mời Vương Bụng Phệ "tùy ý lãnh đạo". Vương Bụng Phệ quen tai "tùy ý lãnh đạo" trong tiệc rượu, tự nhiên cũng thường xuyên mời lãnh đạo bề trên đến để "tùy ý lãnh đạo".

    Nhìn chỉnh thể tác phẩm, những nội dung trước đa số miêu tả có tính khái quát, thuộc về lược ghi. Phần sau viết về một lần Vương Bụng Phệ mời lãnh đạo thành phố uống rượu. Mới có nhiều miêu tả cụ thể, và tô đậm nét, thuộc về miêu tả kỹ càng. Vương Bụng Phệ mời lãnh đạo thành phố uống rượu, mời mấy cán bộ lão thành đã về hưu cùng tiếp khách. Tiệc rượu bắt đầu, Vương Bụng Phệ tỏ ra khiêm tốn, nâng cốc rượu lên nói: "Tùy ý lãnh đạo, tôi ôm tất cả". Nhưng ý khiêm tốn lúc này đã trở thành nịnh bợ hết cỡ.

    Sau khi nghỉ hưu ít được người mời ăn, mấy cán bộ lão thành không vui. Không dễ gì có cơ hội mời rượu như lần này, ai nấy đều muốn uống một trận thỏa thích. Trong khi đó, Vương Bụng Phệ lại "tùy ý lãnh đạo" ư! Thế là có cán bộ lão thành chơi xỏ ngay Vương Bụng Phệ: "Rượu ngon như thế này, anh hãy để tùy ý chúng tôi, anh sẽ ôm tất cả, ý anh thế nào?". Kết cục làm cho mọi người cười vang. Vương Bụng Phệ cũng bị lãnh đạo thành phố nhăn nhở cười, chửi cho một trận: "Lại mời đi tranh uống rượu với nhưng lão già ấy à!". Ngoài ra, toàn bộ tiết tấu tự sự của tác phẩm cũng không nhanh không chậm, triển khai rất tự nhiên.

    Bốn là, chú trọng "từ phải đạt ý".

    Tự sự yêu cầu mới mẻ, yêu cầu luôn đổi mới, tuy có thể biểu hiện những cái đẹp hình thức, nhưng tự sự rốt cuộc không phải là trò chơi hình thức, hoặc nói không phải vì hình thức mà hình thức. Thủ pháp trăm hoa đua nở, kết cấu không rập khuôn máy móc, tự sự kỹ càng giản lược thỏa đáng, cuối cùng đều vì biểu hiện chủ đề tác phẩm và nội hàm tương quan tốt hơn. Cũng chính là càng tạo thêm sức mạnh làm cho "từ phải đạt ý".

    Như tác phẩm "Chỗ hạn chế" của Dương Tôn Đức, dùng cách viết xuất hiện nhiều lần, viết những hoàn cảnh giống nhau (phát biểu tổng kết của mấy vị lãnh đạo ngàn bài một kiểu, phần trước đều là tự ca tụng, "chỗ hạn chế" ở phần sau đều nói qua loa), kiểu kết cấu mang tính trùng lặp này lại phơi bày sắc nét hiện tượng mô thức hóa trong lời lẽ chốn quan trường. Lại như, thời gian và không gian trong nghệ thuật tự sự của truyện mini, nói chung không theo đuổi kết cấu thời gian không gian dài rộng.

    Nhưng, nếu như nội hàm tác phẩm đòi hỏi, thì vận dụng kết cấu không gian thời gian dài rộng đương nhiên cũng có thể. "Vận mệnh" của Doãn Toàn Sinh chính là như vậy: Đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, Hoàng Thúy Hoa và Cẩu Thặng Tử, hai nam nữ thanh niên nông thôn này cùng thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng của tỉnh, nhưng do ý thức truyền thống nam nữ thụ thụ bất thân đến ngu muội và trò ám muội của mấy người bạn đường, kết cục Hoàng Thúy Hoa nghiễm nhiên bỏ học, trở về làng, và không lâu sau lấy một người đàn ông làm ruộng tên là Căn Trụ.

    Căn Trụ không phải là người xấu, nhưng rất kém cỏi nhút nhát, lại có tư tưởng nam quyền. Bên ngoài bị uất ức gì, thì về nhà bèn đánh vợ. Mà Cẩu Thặng Tử đi học đại học, luôn luôn phấn đấu vươn lên, sau đó làm Phó chủ tịch tỉnh. Do kết cấu bốn tiết: "Hoàng Thúy Hoa ơi!", "Hai người lặng lẽ đi", "Khách sạn nhà quê" và "Lời điếu ba chữ", thời gian và không gian của tác phẩm rất lớn. Vận dụng kết cấu thời gian không gian dài rộng, đan xen giữa lịch sử và hiện thực này, đương nhiên là nhằm "từ phải đạt ý". Tức là có thể triển thị đầy đủ vận mệnh khác nhau như trời với đất của Hoàng Thúy Hoa và Cẩu Thặng Tư.

    Quan hệ giữa nội hàm chủ đề với nghệ thuật tự sự của truyện mini tương đối phức tạp, đánh giá không thể tuyệt đối hóa. Những tác phẩm chủ đề sâu sắc mà tự sự xuất sắc thường rất có hạn, càng nhiều tác phẩm thường tồn tại những bất cập mặt này mặt khác. Có một số tác phẩm chủ đề không sâu sắc lắm, nhưng nghệ thuật tự sự xuất sắc như tình tiết tinh luyện, chi tiết sinh động, văn tự bay bướm, câu chuyện hấp dẫn, trình độ nghệ thuật tương đối cao có thể bù đắp vào sự khiếm khuyết của chủ đề.

    Có một số tác phẩm nghệ thuật tự sự không xuất sắc lắm, nhưng hiện tượng miêu tả và chủ đề biểu đạt khiến người đọc ám ảnh, cũng có thể bù đắp được những khiếm khuyết đáng tiếc của nghệ thuật tự sự. Nói một cách khác, có thể làm được chủ đề sâu sắc mà tự sự xuất sắc đương nhiên là tốt nhất, nếu chưa kết hợp hoàn mỹ được thì cũng phải có những đặc sắc nào đó.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...