Sumo là gì? Những điều thú vị về Sumo

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi chenzi, 6 Tháng sáu 2021.

  1. chenzi cam

    Bài viết:
    201
    Khi nói về những tinh hoa trong văn hóa truyền thống của xứ sở Phù Tang, người ta nghĩ đến ngay những võ sĩ khổng lồ Sumo, võ sĩ đạo can trường Samurai, những chiến binh thần kỳ thoắt ẩn thoắt hiện Ninja, những nàng ca kỹ Geisha.. hay là hoa Anh đào, núi Phú Sĩ.

    Sumo – môn võ truyền thống của người nhất, môn thể đầy mà người Nhật luôn tự hào. Tuy nhiên, nguồn gốc và cuộc sống của những Sumo luôn là điều bí ẩn và chứa đựng những điều thú vị riêng.


    Sumo là gì?

    Sumo Nhật Bản với thân hình to lớn vượt trội, có kích cỡ gấp 2-3 lần người bình thường. Họ là một trong những hình tượng nổi tiếng khắp thế giới.

    Sumo là môn võ cổ truyền thể hiện tinh thần của Thần Đạo (Shinto) - Quốc giáo của Nhật Bản - nền văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người dân Nhật.


    [​IMG]

    Môn thể thao này mang hình thức đấu vật tiếp xúc lẫn nhau mang tính cạnh tranh trong đó một rikishi (đô vật) cố gắng đẩy đối thủ của mình ra khỏi vòng tròn thi đấu (dohyo) hoặc ép đối thủ chạm mặt đất bằng bất kỳ bộ phận cơ thể nào ngoài lòng bàn chân.

    Sumo theo truyền thống vẫn được tổ chức tại các lễ hội, các vùng của Nhật Bản trong các đền thờ để tỏ lòng tôn kính các vị thần và cảm tạ ân đức. Trong mỗi cuộc thi, các Sumo sẽ biểu diễn những điệu múa cổ truyền và một vài nghi lễ chính để thay mặt người dân cảm tạ trời đất và cầu cho một vụ mùa bội thu. Với người Nhật Bản thì Sumo không chỉ là một môn thể thao thuần túy nó còn là một tôn giáo của dân tộc, một niềm tự hào văn hóa.


    [​IMG]

    Người dân phương Tây định nghĩa Sumo với cái tên "Sumo -wreslter", họ xem đây là một môn đô vật đối kháng thay vì một môn võ thông thường. Du khách khi du lịch Nhật Bản đều mong muốn được thưởng thức một buổi trình diễn mãn nhãn từ các Sumo.

    Nguồn gốc và lịch sử của Sumo

    Sumo xuất hiện khoảng 1500 – 2000 năm trước tại Căn giữacác đền chùa với nhiều nghi thức thể hiện văn hóa Nhật và gắn liền vớ thần Đạo (Shino) như đã nói ở trên. Nhưng mãi đến năm 642, trận thi đấu giữa các Sumotori (võ sĩ Sumo) mới diễn ra và được công nhận là một nghi lễ tôn giáo nhằm dự đoán xem vụ mùa có bội thu hay không và sau đó trở thành một nghi lễ trong cung đình, dưới sự bảo trợ của Thiên hoàng vào thế kỉ thứ 9.

    Bước sang thời kỳ Nara, lịch sử Sumo như được lật sang trang sách mới, đây được xem là giai đoạn hoàng kim và có bước chuyển mình đáng ngạc nhiên của Sumo Nhật Bản. Bắt đầu từ thời này, người ta đưa môn võ này để trình diễn trong triều đình. Các luật lệ bắt đầu được thiết lập và áp dụng mãi cho đến ngày nay.

    Đầu thế kỉ XII, chiến tranh bắt đầu nổ ra trên đất nước Nhật Bản, các Sumo không còn là những võ sĩ tự do mà hđược đưa vào quân đội để huyến luyện chuyên nghiệp nhằm đả kích và đe dọa quân địch. Từ đó các trường đào tạo Sumo chính thức ra đời và đưa Sumo trở thành môn thể thao chính thống

    Thời Edo, Sumo trở thành hình thức thể theo giải trí phổ biến trong dân chúng. Các giải đấu sumo chuyên nghiệp hiện tại đã bắt nguồn từ Đền Tomioka Hachiman vào năm 1684.


    [​IMG]

    Đầu thế kỉ XX, các trung tâm Sumo nổi lên, có tiếng nhất nhất là ở Osaka. Sau này Osaka sumo sát nhập vào Tokyo sumo để thành lập một tổ chức chung. Trong một thời gian ngắn sau đó, bốn giải đấu đã được tổ chức một năm, hai giải đấu ở các địa điểm ở phía tây Nhật Bản như Nagoya, Osaka và Fukuoka, và hai giải đấu tại Ryogoku Kokugikan ở Tokyo.

    Cho đến cuối thế kỉ XX, Sumo vượt ra ngoài biên giới Nhật Bản và trở thành môn thể thao mới ở nhiều nước khác trên thế giới.


    Các cấp bậc của võ sĩ Sumo

    Yokozuna (hoàng cương) : Đây là danh hiệu cao quý nhất và chỉ có 67 người đạt được từ trước đến nay. Có một hội đồng do Hiệp hội Sumo Nhật Bản chỉ định sẽ xem xét và phong các lực sĩ cấp bậc Ozeki lên cấp bậc này. Muốn đạt đến đẳng cấp này, võ sĩ Sumo phải có một thành tích nổi bật và giữ ổn định tại mỗi mùa giải. Thông thường mỗi vòng người này phải thắng từ 12/15 trận.

    [​IMG]

    Đai lưng Yokozuna

    Một số huyền thoại Yokozuna như: Võ sĩ Endo, Kisenosato, Hakuho, Kakuryu, Taiho, Chiyonofuji, Futabayama, Akebono, Hakuho..

    Ozeki (đại quan) : cấp bậc phong cho các lực sĩ bậc Sekiwake từng thắng khoảng 33 trận hay đoạt chức vô địch ba mùa đấu Sumo liên tục. Trong trường hợp hai giải đấu liên tiếp, Ozeki có số trận thắng ít hơn số trận thua sẽ bị mất cấp bậc này và trở về cấp bậc Sekiwake.

    Sekiwake (quan hiếp) : là cấp bậc phong cho các lực sĩ Komusubi liên tục trong nhiều mùa giải có số trận thắng nhiều hơn số trận thua trong mỗi mùa hoặc có một mùa giải có số trận thắng rất nhiều (thường là 10 trận thắng trở lên). Tuy vậy, nếu có một mùa giải không thành công họ sẽ bị hạ cấp bậc.

    Komusubi (tiểu kết) : là cấp bậc phong cho lực sĩ Maegashira nào có 10 hay 11 trận thắng hoặc thắng một lực sĩ có cấp bậc cao hơn mình.

    Ozeki, Sekiwake và Komusubi tạo thành nhóm lực sĩ Sanyaku.

    Maegashira: Là cấp bậc thấp nhất trong nhóm lực sĩ năm cấp Makuuchi (mạc nội). Đây là cấp hạng đông đảo nhất trong thế giới Sumo Nhật Bản. Các Sumo ở vị trí này sẽ được thi đấu các giải chuyên nghiệp hoặc những người được tăng thứ hạng nhưng có phong độ sa sút, thường sẽ trở về lại cấp bậc Maegashira.

    Các lực sĩ trong nhóm Makuuchi thi đấu riêng trong một giải đấu 15 trận. Theo quy định từ năm 2004 của Hiệp hội Sumo Nhật Bản, nhóm Makuuchi chỉ có 42 lực sĩ.

    Juryo: Là cấp bậc của các võ sĩ chưa lọt được vào nhóm Makuuchi. Các Sumotori sẽ chính thức thi đấu với nhau trong những trận đấu. Người thắng cuộc với thứ hạng cao sẽ được tăng cấp bậc. Trong trường hợp một lực sĩ trong nhóm Makuuchi bị chấn thương phải từ bỏ giải đang đấu, thì Lực sĩ Juryo có thành tích tổt nhất có thể được phép lên đấu cùng nhóm Makuuchi. Thấp hơn cấp Juryo chỉ còn những người đang học Sumo.


    Sumo là "nghề" có thu nhập rất cao

    Yokozuna: Khoảng 30.500$ (khoảng 710 triệu VNĐ)

    Ozeki: Khoảng 25.000$ (khoảng 582 triệu VNĐ)

    Sanyaku (Ozeki, Komusubi, Sekiwake) : Khoảng 18.000$ (khoảng 419 triệu VNĐ)

    Maegashira: Khoảng 14.000$ (khoảng 326 triệu VNĐ)

    Juryo: Khoảng 11.000$ (khoảng 256 triệu VNĐ)


    Trận đấu Sumo

    Hàng năm, Nhật Bản tổ chức 6 giải vô địch Sumo quốc gia. Trong số này, 3 giải diễn ra ở Tokyo (vào tháng 1, 5 và 9), 1 giải ở Osaka (tháng 3), 1 giải ở Nagoya (tháng 7) và 1 giải ở Fukuoka (tháng 11). Giải đấu sẽ khai mạc vào ngày chủ nhật và diễn ra trong vòng 15 ngày. Mỗi ngày các võ sĩ sẽ đấu một trận

    Võ đài

    - Võ đài thi đấu của các võ sĩ Sumo được gọi là Dohyo với đường kính 4, 55 m.

    - Vòng tròn được bện bằng rơm khô nằm lọt thỏn bên trong cái bệ cao hình vuông làm từ đất sét trộn với cát.


    [​IMG]

    - Bên trên võ đài Dohyo là mái che treo Tsuriyane được thiết kế cầu kỳ. Mái che mô phỏng theo kiến trúc của mái đền Thần Đạo, điều này thể hiện sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tín ngưỡng Thần Đạo trong Sumo.

    Các nghi thức

    - Trước mỗi trận đấu chúng ta thường thấy hai võ sĩ dậm chân khởi động. Đây là nghi thức rất quan trọng mang tính truyền thống.

    [​IMG]

    - Tiếp đó là lễ tẩy uế trong Thần Đạo hay còn gọi là lễ ném muối. Các Sumo vốc những nắm muối tinh khiết rải khắp sới vật để tẩy uế võ đài, xua đuổi ma quỷ và chứng minh mình trong sạch. Mỗi người sẽ thực hiện nghi lễ riêng để tỏ được uy lực và sức mạng của mình. Nhiều đô vật còn rải muối xung quanh để cầu an khi thi đấu.

    Luật thi đấu

    - Theo quy định, hai võ sĩ Sumo sẽ đứng trong một vòng tròn khép kín, ai bị đẩy ra ngoài vòng hoặc té chống tay hay đầu gối trước là thua.

    - Khi thi đấu không được dùng đòn đá, đòn cùi chỏ, không được nắm tóc, không được đấm, không được xia vào mắt hoặc tấn công hạ bộ nhưng được húc vào người đối thủ, được ngáng chân thậm chí được tát vào mặt đối thủ.


    [​IMG]

    - Nếu như trong môn boxing hay các môn khác sẽ phân hạng theo cân nặng. Người có hạng cân nặng hơn đấu với người có hạng cân nhẹ hơn thường không được chấp nhận. Còn về sumo thì khác, môn đấu vật này không quan tâm đến cân nặng mà chỉ quan tâm đến thành tích để phân hạng. Một võ sĩ sumo 100kg vẫn đấu với một võ sĩ nặng 200kg là chuyện bình thường và không phải lúc nào to hơn cũng thắng.

    Lịch Sinh Hoạt Và Tập Luyện Cực Kỳ Khắc Nghiệt

    Như chúng ta thường thấy các cầu thủ bóng đá được huấn luyện khắc nghiệt và tập luyện với cường độ cao. Các võ sĩ Sumo cũng thế, họ vừa phải chịu áp lực luyện tập vừa phải duy trì cân nặng của bản thân.

    Một ngày mới của các Sumo bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng. Họ sẽ ra sân tập luyện bất kể thời tiết giá rét hay nắng nóng. Những bài tập của họ thực sự rất khắc nghiệt dù chưa có gì trong bụng, điều này giúp giảm quá trình trao đổi chất và tiêu thụ calo.. Ngoài ra, các Sumo còn gặp chứng khó thở, cao huyết áp, tim mạch vì thân hình quá khổ của mình.


    Chế Độ Ăn Của Sumo

    Cuộc sống trong trại huấn luyện của họ không khác gì các binh lính tại ngũ, họ cũng phân chia nấu cơm, chuẩn bị thức ăn và lau chùi nhà.

    Các Sumo Nhật Bản phải tuân thủ các quy tắc gắt gao trong trại huấn luyện, đặc biệt là khẩu phần ăn. Ở đây họ sẽ được ăn uống theo khẩu phần riêng với lượng calories mỗi ngày họ nạp đến 20.000 calo, cao gấp 4 lần những người bình thường.

    Để duy trì cân nặng trên 120kg chỉ với 2 bữa ăn trong ngày, các võ sĩ có thể ăn đến 5kg thịt và 10kg cơm mỗi bữa.

    Trong bữa ăn thường có những thực phẩm chính như thịt bò, rau, cá, đậu nành và các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác. Sau bữa ăn họ tráng miệng bằng rất nhiều bánh ngọt và kem để nhanh chóng tăng cân.


    [​IMG]

    Dù bữa ăn phong phú nhưng Chanko là món ăn lúc nào cũng hiện diện trên mâm cơm của các võ sĩ.

    Cuộc sống đời thường của các võ sĩ sumo

    Khi xuất hiện ở các nơi công cộng, các võ sĩ phải mặc các trang phục truyền thống để người khác nhận ra họ như một võ sĩ Sumo, trang phục này được quy định tùy theo cấp bậc.

    [​IMG]

    Ngoài trại huyến luyện các võ sĩ Sumo vẫn có cuộc sống như một người bình thường và có vợ con. Tuy nhiên, cũng có những điều mà sumo không được làm được quy định chặt chẽ bởi Hiệp hội Sumo Nhật Bản.

    Sumo Không Được Phép Lái Ô Tô

    Đây là luật lệ nghiêm khắc trong giới Sumo. Luật lệ lành ra đời vì trong quá khứ của một Sumo đã gây tai nạn nghiêm trọng, khi được kiểm tra thì được biết Sumo này không có giấy phép lái xe và giấy tờ liên quan. Tin tức này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người trong giới Sumo nên Hiệp hội quyết định ban hành lệnh cấm lái xe ô tô cho các Sumo.

    Ý nghĩa của văn hóa Sumo trong văn hóa Nhật Bản

    Những nguyên tắc vàng trong môn võ Sumo đã cho thấy tinh thần nhân văn cao cả của văn hóa Nhật Bản. Người Nhật luôn dành sự tôn trọng cho đối thủ của mình dù thắng hay thua, họ sẽ không đâm sau lưng đối thủ bằng các thủ đoạn thấp hèn.

    Mỗi trận đấu Sumo diễn ra là một lần dòng máu người Nhật chảy dạt dào. Họ quyết liệt ngay từ những giây phút đầu tiên, họ sẵn sàng lăn xả vào trận quyết chiến với tinh thần cao nhất và được chuẩn bị chu đáo nhất.

    Bản lĩnh và sự kiên cường của người Nhật được thể hiện rõ nét trong hình ảnh của những võ sĩ Sumo to lớn. Bởi không phải ai cũng có thể trở thành Sumo và không phải quốc gia cũng có nét văn hóa đặc sắc và giàu truyền thống như họ.

    Như vậy có thể thấy, người Nhật đã truyền vào môn thể thao truyền thống những tinh thần, giá trị văn hóa tiêu biểu của người Nhật Bản. Và để người ta thấy được những nét truyền thống đó tới nay vẫn luôn được duy trì và phát triển bất chấp những công nghệ tiên tiến đang thống trị cuộc sống.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng sáu 2021
  2. 80K Sầu Riêng Thúi

    Bài viết:
    5
    Lúc nhỏ có coi về Sumo, lúc ấy tôi ăn nhiều như giống chú trên màn ảnh vậy nhìn ngầu lắm cơ. Nhưng được mẹ khuyên ngăn tôi bỏ lại ý định ấy không ngờ vài năm sau tự nhiên bụng tay chân tôi có mỡ :))
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...