Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Diệu Đạt, 2 Tháng tư 2021.

  1. Diệu Đạt

    Bài viết:
    41
    Tác phẩm: So sánh nội dung, ý nghĩa của các khái niệm phương Đông và phương Tây

    Tác giả: Diệu Đạt

    Thể loại: So sánh

    Giới thiệu: Chia sẻ kiến thức về sự giống và khác nhau giữa văn minh phương Đông và phương Tây

    Giống nhau:

    - Đều đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của con người trên hai phương diện: Vật chất và tinh thần.

    · Về vật chất: Đó là toàn bộ các lĩnh vực bao gồm: Kinh tế, chính trị, ngôn ngữ, điều kiện địa lý của từng khu vực..

    · Về tinh thần: Đó là tâm trạng, cảm xúc, tâm lý.. của con người.

    - Đã từng có các cuộc chiến tranh nội bộ trong các vùng lãnh thổ, tạo nên nhà thủ lĩnh, quốc vương và quốc gia và ngược lại, nhà thủ lĩnh, quốc vương và quốc gia lại gây ra chiến tranh xâm chiếm các vùng khác để làm thuộc địa.

    - Sau khi giành độc lập, các quốc gia ở phương Đông và phương Tây đều nỗ lực xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về mọi mặt. Trong đó phải kể đến: Hiến pháp, pháp luật, quân đội.. và xây dựng đường biên giới với các nước láng giềng.

    - Có sự giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị.. với nhau. Có các tổ chức quốc tế thế giới được thành lập như: Tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ chức bảo vệ môi trường toàn cầu, luật biển đảo..

    Khác nhau:

    Phương Đông:

    - Văn minh phương Đông dùng chỉ cho các nền văn minh Trung Hoa cổ xưa, Ấn Độ cổ xưa, Ba Tư cổ. Các đặc trưng về tư tưởng, phong tục, hội họa, kiến trúc, tôn giáo thời kỳ này tạo nên một nét đẹp của người phương Đông.

    - Bao gồm các quốc gia: Tây Á, Nam Á và Đông Á

    - Thời gian hình thành: Thiên niên kỉ IV – III trước công nguyên.

    - Điều kiện tự nhiên: Nằm trên lưu vực các con sông lớn như: Sông Hằng, sông Hoàng Hà.. nên đất đai màu mỡ, phì nhiêu. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp cho việc trồng cây lương thực như: Lúa nước, các loại cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, khoai, hay một số cây lâu năm như cao su, cà phê..

    - Kinh tế: "Con đường tơ lụa" được xem là một sự thành công trong việc buôn bán và trao đổi hàng hóa. Nền nông nghiệp là chủ yếu và vẫn được chú trọng, kết hợp với công nghiệp và thương nghiệp.

    - Chính trị:

    · Chế độ phong kiến tồn tại lâu dài, có nhiều giai cấp trong xã hội, nào là: Vua- tôi, thương nhân, nông dân, nô lệ. Có sự phân biệt giai cấp rõ rệt.

    · Ngày nay, các quốc gia phương Đông xây dựng đất nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa như: Trung Quốc, Việt Nam.. nghĩa là một Đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo đất nước.

    · Một số quốc gia vẫn còn Vua lãnh đạo đất nước như: Thái Lan, Cam- pu- chia nhưng vẫn hòa nhập với thế giới để phát triển kinh tế, trang phục có cải cách để phù hợp với thời đại nhưng vẫn lưu giữ những trang phục truyền thống và thể hiện nó qua các lễ hội cần thiết của đất nước.

    - Xã hội: Tồn tại tình trạng bao cấp trong thời gian đầu xây dựng đất nước khiến người dân biếng nhác, trễ nãi trong công việc dẫn đến kinh tế trì trệ, sau khi mở cửa nền kinh tế với thế giới, đời sống người dân dần ổn định và phát triển theo thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    - Văn Hóa: Đa dạng màu sắc văn hóa bởi tín ngưỡng đa thần, thường xuyên có các lễ tế, cúng đình.. có lịch âm

    - Tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa Giáo.. rất phong phú và đa dạng. Phật giáo được xem là Quốc giáo như: Thái Lan..

    Phương Tây:

    - Văn minh phương Tây bắt nguồn từ văn minh Hy Lạp, Đế Quốc La Mã và về sau là Cơ Đốc Giáo, trải qua văn nghệ phục hưng, cải cách tôn giáo, thời đại khai sáng và thông qua sự bành trướng của chủ nghĩa Đế quốc và chủ nghĩa thực dân mà hình thành nên thế giới phương Tây ngày nay.

    - Bao gồm các quốc gia thuộc Châu Âu, Châu Mỹ và Đại Tây Dương.

    - Thời gian hình thành: Thiên niên kỉ I trước công nguyên.

    - Điều kiện tự nhiên: Nằm trên đồi núi ven Địa Trung Hải nên đất đai khô cằn, ít màu mỡ chỉ có thể trồng cây lâu năm như: Ô -liu, ca cao.. có khí hậu ôn đới nên nơi đây luôn mát mẻ, trong lành.

    - Kinh tế: Phát triển về mọi mặt như: Thủ công nghiệp, thương nghiệp, chú trọng thương mại, đẩy mạnh phát triển hàng hải.. Đặc biệt cuộc cách mạng thương nghiệp đã đem lại thành tựu đáng kể, đưa các nước phuong Tây phát triển vượt bậc cả về kinh tế, đời sống người dân được nâng cao.

    - Chính trị:

    · Chế độ phong kiến tồn tại trong thời gian ngắn.

    · Ngày nay, hầu hết các quốc gia phương Tây xây dựng đất nước theo chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa như: Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, Pháp, Đức.. nghĩa là đa nguyên đa đảng tồn tại trong một đất nước, tôn trọng các cuộc biểu tình hợp pháp của người dân.

    - Xã hội: Phát triển vượt bậc kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, nhưng đồng thời người dân phải làm việc nhiều, áp lực và căng thẳng, có tình trạng thất nghiệp và phải phụ thuộc vào trợ cấp của chính phủ.

    - Văn hóa: Có lịch dương, vẫn có các lễ hội nhưng ít hơn so với các nước phương Đông.

    - Tôn giáo: Cũng có nhiều đạo như Tin Lành, Thiên Chúa, Phật Giáo.. Trong đó, đạo Thiên Chúa Giáo là chủ yếu, nhưng ngày nay họ có xu hướng bắt đầu tìm hiểu đến đạo Phật.

    Nhìn chung, vẫn có sự giống và khác nhau cơ bản giữa các nước phương Đông và phương Tây trên mọi lĩnh vực trong đời sống. Xu hướng kết hôn với người ngoại quốc từ các quốc gia nghèo ở phương Đông đang phát triển mạnh thông qua các hình thức mô giới hôn nhân, cũng góp phần giao lưu văn hóa giữa phương Đông và Phương Tây. Tuy có sự bình đẳng giữa nam và nữ, nhưng đâu đó trong các nước phương Đông vẫn chưa thực hiện tốt điều đó vì tư tưởng phong kiến, cổ hủ vẫn còn tồn tại sâu dày cho đến ngày nay.

    Ngày nay, các quốc gia được chấp nhận là một phần thể của thế giới phương Tây nằm ở cả hai bán cầu, được phân chia bởi kinh tuyến gốc của trái đất nằm ở Greenwich chứ không còn dựa trên sự khác biệt thuần túy về địa lý như xưa nữa.

    Một vấn đề nan giải cho thế giới đó là: Cuộc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia ở cả phương Đông và phương Tây đã tạo ra các loại vũ khí tối tân có nguy cơ hủy diệt cả thế giới (tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh). Mặt khác, sự phát triển của khoa học- kỹ thuật tuy giúp nâng cao chất lượng cuộc sống con người nhưng gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng. Do đó, cần có biện pháp tích cực và thiết thực trên tinh thần đoàn kết và hòa hợp với nhau giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ để ngăn chặn những hiểm họa cho trái đất này.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...