Sóng - Xuân Quỳnh: Hướng Dẫn Viết Văn Cho Mọi Đề NLVH 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chiên Min's, 23 Tháng tám 2021.

  1. Chiên Min's I purple you!

    Bài viết:
    555
    Xin chào, hôm nay mình sẽ gửi đến các bạn phần dẫn mở bài, thân bài và kết bài cho tất cả các đề của bài thơ Sóng. Đây là các tư liệu mình tự tổng hợp từ nhiều nguồn và viết dưới văn phong của mình. Trong kì thi THPT 2021 mình đã viết theo motip như vậy và được 8,25 điểm. Tuy điểm số không cao nhưng thiết nghĩ bài này cũng sẽ có thể làm tư liệu tham khảo cho các bạn.

    Mình cũng không biết tại sao mình có thể thuộc được phần dẫn dài như thế này, ngoài bài sóng mình còn thuộc cả phần dẫn của năm bài khác nữa ( mình sẽ đăng ở các bài sau ). Cá nhân mình cả thấy thuộc được phần dẫn rất quan trọng, khi vào phòng thi dù cho đề bài có là gì thì đặt bút xuống một cái cũng đã có thể viết được cả trang giấy, như vậy sẽ khiến cho các bạn cảm thấy thoải mái và bớt căng thẳng hơn. Vào bài thôi nào...


    SÓNG

    [​IMG]

    Mở bài: Văn học là cuộc đời... Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi đến của văn học. Cuộc sống là một đề tài không bao giờ cạn cho những sáng tác nảy nở, bước đi trên những nẻo đường là giọt chắt chiu tư tưởng được hình thành. Cũng giống như tình yêu, một đề tài muôn thuở trong thi ca. Trên thế giới đã có không biết bao nhiêu nhà thơ thành công với thể loại này. Ở Việt Nam khi nhắc đến đề tài tình yêu ta có thể nhắc đến ông hoàng thơ tình Xuân Diệu song cũng không thể không nhắc đến nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, người đã làm náo nức biết bao nhiêu trái tim người đọc bằng những câu thơ nữ tính mà nhẹ nhàng. Có một sự kết hợp đặc biệt giữa sóng biển và tình yêu, một sự đồng điều đã khơi nguồn cảm hứng cho nữ thi sĩ viết nên bài thơ "Sóng" - một bài thơ nói về tâm trạng và khát khao mãnh liệt của người con gái khi yêu...

    Thân bài: Xuân Quỳnh được xem là nữ thi sĩ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Trong các nhà thơ nữ thì Xuân Quỳnh được xem là nữ hoàng của thơ tình lứa đôi. Bà viết rất nhiều bài thơ về chủ đề này và đây có lẽ cũng là đề tài thành công nhất trong sự nghiệp của bà. Bên cạnh bài thơ "Sóng" ta có thể kể đến những bài thơ gây tiếng vang khác như: thuyền và biển, thơ tình cuối mùa thu, tự hát... Trong tiếng thơ của Xuân Quỳnh luôn thổn thức nỗi niềm yêu thương chân thành, mãnh liệt nhưng lại chan chứa âu lo và những dự cảm chẳng lành. Đến với "Sóng" hồn thơ ấy lại càng thể hiện rõ nét hơn cả.


    Là thế hệ nhà thơ nữ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước, nhà thơ đã thể hiện tình yêu của mình qua hình ảnh sóng, một sự tiếp nối và sáng tạo độc đáo trong định nghĩa về tình yêu. Đầu đề của bài thơ là sóng, và cả bài thơ đều được diệt trong hình tượng trung tâm ấy.

    Bài thơ được viết vào ngày 29 tháng 12 năm 1967 khi nữ thi sĩ đứng trước biển Diêm Điền. Thời điểm đó nữ thi sĩ ở độ tuổi 25, vừa trải qua những đổ vỡ trong tình yêu. Người phụ nữ ở độ tuổi này thường có suy nghĩ rất chính chắn về tình yêu. Nhà thơ không đặt tình yêu trong mối quan hệ cảm tính một chiều mà viết về tình yêu như một như cầu nhận thức, khám phá. Cùng với hình tượng sóng là hình tượng em, cái tôi trữ tình cá nhân của tác giả. Sóng là hình ảnh ẩn dụ cho người con gái khi yêu, là sự biến hóa của cái tôi trữ tình. Sóng và em tuy hai mà một, tuy một mà hai, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau làm nổi bật lên sự tương đồng có lúc lại hòa nhập vào nhau để tại nên sự âm vang. Hai hình tượng đan cài quyến quýt như hình với bóng, song song tình tại...


    Kết bài: Xuân Quỳnh viết bài thơ năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam đi vào giai đoạn quyết liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận "xẻ dọc Trường Sơn" đi cứu nước, khi sân ga, sân trường diễn ra những cuộc chia tay màu đỏ. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác của nó, giữa những năm tháng đầy máu lửa ta mới thấu hiểu hết được rằng thơ của Xuân Quỳnh đã làm cho con người ta tin tưởng vào tình yêu, tin tưởng vào cuộc sống đến nhường nào. Thành công nhờ thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ... từng câu thơ đã làm bùng lên đầy đủ sắc thái của một người con gái khi yêu, của một phong cách thơ Xuân Quỳnh đậm đà, nhân hậu, tha thiết mà thủy chung. Xuân Quỳnh xứng đáng là nữ hoàng của thơ tình lứa đôi khi đã thổi vào nó một luồng gió mới đầy ý vị.

    Các bài tiếp theo:
    1. Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng hai 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...