Soạn bài: Việt Nam quê hương ta – văn 6 Sách Chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 23 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    Soạn văn 6 bài: Việt Nam quê hương ta – Sách Chân trời sáng tạo

    Kiến thức văn học

    * Tác giả:


    + Nguyễn Đình Thi ( 1924– 2003), ông sinh ra ở Lào.

    + Từ nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, ông học rất giỏi tất cả các môn. Từ khi còn đi học ông đã biên soạn được nhiều cuốn sách còn có giá trị cho đến ngày nay.

    + Ông tham gia hoạt động cách mạng từ sớm, khi mới 17 tuổi.

    +Ông còn là một nghệ sĩ đa tài nên trong suốt cuộc đời ông luôn đảm nhiệm những cương vị quan trọng trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

    +Những sáng tác của ông dạt dào cảm xúc, luôn thể hiện một cách sâu lắng vềtình yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam


    *Phần 1 – Chuẩn bị đọc bài: Việt Nam quê hương ta – ngữ văn 6

    1. Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?

    Trả lời:

    Nếu chọn hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn:

    - Chọn hoa sen. Vì hoa sen mang ý nghĩa nhân sinh và biểu tượng cho sức sống vươn lên mãnh liệt của dân tộc mình. Nghĩ đến hoa sen, mọi người sẽ liên tưởng đến một dân tộc được hun đúc bởi những giá trị tinh thần cao quý, cốt cách thanh cao của người Việt Nam. Bởi thế hoa sen là quốc hoa của dân tộc ta.

    - Chọn Hồ Gươm. Em chọn hình ảnh này vì Hồ Gươm nằm giữa thủ đô Hà Nội, nơi đây có cảnh quan đẹp và cảnh đẹp này gắn với truyền thuyết có ý nghĩa quan trọng của người Việt: Sự tích Hồ Gươm.

    - Hoặc: Em sẽ chọn hình ảnh vịnh Hạ Long. Vì vịnh Hạ Long là kì quan thế giới, là thắng cảnh - bãi biển đẹp bậc nhất cả nước, và được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới.

    2. Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?

    Trả lời:

    *Các bài hát về quê hương:


    - Bay qua biển Đông – Lê Việt khánh

    Những cơn gió ướt mặn, ngoài kia biển đen sóng vỗ

    Những trận mưa âm thầm, ước đôi bờ vai

    Những chiến sỹ biên thùy, ngày đêm ghìm chắc tay súng

    Son sắt một lòng tình yêu đất nước thiêng liêng..


    - Hãy đến với con người Việt Nam (sáng tác: Xuân Nghĩa)

    Này bạn thân ơi năm châu bốn phương

    Việt Nam đất nước chúng tôi xin chào

    Ngày nào còn chìm trong khói bom

    Mà giờ đây cất cao lời ca vang..

    * Các bài thơ về quê hương:


    Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi

    Việt Nam đất nước ta ơi

    Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

    Cánh cò bay lả rập rờn

    Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

    Quê hương biết mấy thân yêu

    Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau


    Quê Hương - Đỗ Trung Quân

    Quê hương là gì hở mẹ

    Mà cô giáo dạy phải yêu

    Quê hương là gì hở mẹ

    Ai đi xa cũng nhớ nhiều


    Quê hương là chùm khế ngọt

    Cho con trèo hái mỗi ngày

    Quê hương là đường đi học

    Con về rợp bướm vàng bay..


    Quê Hương - Tác Giả: Tế Hanh

    Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

    Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

    Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá..


    * Phần 2 - Trải nghiệm cùng văn bản

    Soạn văn 6 bài: Việt Nam quê hương ta


    Việt Nam đất nước ta ơi

    Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

    Cánh cò bay lả rập rờn

    Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều


    Quê hương biết mấy thân yêu


    Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

    Mặt người vất vả in sâu

    Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn


    Đất nghèo nuôi những anh hùng


    Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

    Đạp quân thù xuống đất đen

    Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa


    Việt Nam đất nắng chan hòa


    Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

    Mắt đen cô gái long lanh

    Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung


    Đất trăm nghề của trăm vùng


    Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

    Tay người như có phép tiên


    Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

    1. Tám dòng thơ đầu giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?

    Việt Nam đất nước ta ơi

    Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

    * * *


    Mặt người vất vả in sâu

    Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

    Trả lời:

    Tám dòng thơ này đã gợi cho em hình dung phong cảnh thiên nhiên của đất nước mình rất giàu đẹp, trù phú, thanh bình, nên thơ; con người Việt Nam thì cần cù, vất vả và chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh tàn khốc.

    2. Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?

    Đất nghèo nuôi những anh hùng

    Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

    Đạp quân thù xuống đất đen

    Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa


    Trả lời:

    Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc. Trong mỗi cuộc kháng chiến, có rất nhiều vị anh hùng tuy xuất thân từ nông dân nhưng sẵn sàng xả thân vì tổ quốc, chiến đấu ngoan cường, quật khởi. Nhưng khi trở về thời bình, họ lại sống chân chất, ngoan hiền, dân dã, bình dị.

    Phần 3 – Suy ngẫm phản hồi

    1. Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.

    Trả lời:

    - Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: Chữ cuối dòng 6 gieo vần với chữ 6 dòng 8; chữ cuối dòng 8 gieo vần với chữ 6 dòng liền tiếp (ơi-trời; hơn-rờn-sơn)

    - Cách ngắt nhịp: Ngắt nhịp chẵn (câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2)

    2. Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?

    Trả lời:

    * Trong văn bản - bài thơ, những hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam được tác giả tập trung miêu tả là:

    - Cánh đồng lúa: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

    - Cánh cò: Cánh cò bay lả rập rờn

    - Núi đồi: Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

    - Chịu nhiều đau thương trong chiến tranh: Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

    - Anh dũng chiến đấu: Đất nghèo nuôi những anh hùng / Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên / Đạp quân thù xuống đất đen

    - Sản vật trù phú: Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

    - Con người thủy chung: Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

    - Có nhiều làng nghề: Đất trăm nghề của trăm vùng.. /Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

    *Từ đó tác giả đã nói đến những vẻ đẹp của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng chung thuỷ và rất tài hoa.

    3. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.

    Trả lời:

    Các biện pháp tu từ - biện pháp nghệ thuật:

    - Biện pháp nhân hóa: Việt Nam đất nước ta ơi (qua từ ơi, gọi vật như gọi người)

    - Biện pháp liệt kê: Mênh mông biển lúa, cánh cò bay lả /mây mờ che đỉnh Trường Sơn.

    (Ngoài ra, trong cả bài, còn các biện pháp khác là:

    - Biện pháp so sánh: Tay người như có phép tiên (so sánh ngang bằng)

    - Biện pháp hoán dụ: Đất nghèo nuôi những anh hùng (qua hình ảnh đất nghèo)

    - Biện pháp đối lập: Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa)

    =>Tác dụng: Sử dụng các biện pháp trên nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh đất nước ta trở nên tươi dẹp, thanh bình, trù phú

    4. Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc họa vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.

    Trả lời:

    Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc họa trong đoạn thơ còn lại là:

    - Người Việt Nam ta chịu nhiều đau thương do chiến trang: Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương

    - Chúng ta vất vả, cần cù trong lao động: Vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.

    - Trong kháng chiến: Chúng ta luôn anh hùng, kiên cường, bất khuất, mạnh mẽ trong chiến đấu (những anh hùng, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen)

    - Thời bình: Trở về cuộc sống đời thường, người Việt Nam ta lại hiền lành, chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa).

    - Dân ta rất thuỷ chung, chăm chỉ, khéo léo với nhiều ngành nghề đa dạng: Yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, đất trăm nghề của chăm vùng; tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

    =>Tác dụng: Sử dụng các từ ngữ, hình ảnh trên nhằm gây ấn tượng, làm nổi bật hình ảnh con người Việt Nam với nhiều phẩm chất tốt đẹp, tuy chịu nhiều đau thương trong chiến tranh nhưng rất hiền lành, chất phác và chịu thương chịu khó.

    5. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.

    Trả lời:

    Tác giả đã bộc lộ niềm tự hào, yêu mến, ngợi ca về đất nước, quê hương qua cảnh thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa, con người Việt nam; đồng cảm và biết ơn vất vả, hi sinh của người dân. Đó là niềm tự hào của tác giả về quê hương tổ quốc, dân tộc mình.

    6. Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?

    Trả lời:

    Qua văn bản, em cảm thấy đất nước Việt Nam mình rất tươi đẹp, thơ mộng, trù phú, thanh bình. Người dân ta luôn có truyền thống yêu nước, kiên


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Bài tiếp theo:

    Đoạn Văn Cảm Nhận Về Khổ Đầu Bài Thơ Việt Nam Quê Hương Ta - Nguyễn Đình Thi

    Soạn Văn 6 Bài 3: Về Bài Ca Dao Đứng Bên Ni Đồng, Ngó Bên Tê Đồng – Sách Chân Trời Sáng Tạo
     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng mười một 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Vice nek "Chỉ cần bình tĩnh" Vie Vie

    Bài viết:
    233
    5 sao cho picachu ạ!
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng chín 2021
  4. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    Thank bạn iu nha
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...