Kiến thức Ngữ Văn 6 học kì 2: *Nhớ các thể loại văn học, các kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập hai: - Thể loại: Truyện (Bài học đường đời đầu tiên, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Cô bé bán diêm - Thể loại: Thơ (Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Gấu con chân vòng kiềng) - Thể loại: Văn nghị luận (Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? ; Khan hiếm nước ngọt; Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? - Thể loại: Truyện (Bức tranh của em gái tôi; Điều không tính trước; Chích bông ơi! - Thể loại: Văn bản thông tin (Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng; Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? ; Những phát minh "tình cờ và bất ngờ") *Nhớ, biết vận dụng các kiểu văn bản đã được luyện viết trong sách Ngữ văn 6. Tập hai: - Văn bản tự sự: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ - Văn bản biểu cảm: Ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yêu tố tự sự, miêu tả - Văn bản nghị luận văn học: Trình bày ý kiến về 1 vấn đề nêu lên trong tác phẩm văn học hoặc về 1 hiện tượng trong đời sống - Văn miêu tả: Tả cảnh sinh hoạt - Biết Tóm tắt văn bản thông tin Hướng dẫn Soạn bài: Tự đánh giá cuối học kì ii - Ngữ văn 6, sách Cánh Diều 1. Đọc hiểu (trang 114, 115) a) Đọc đoạn trích (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài ) và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6) : Tôi sống độc lập từ thưở bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu.". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tập tễnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về. Tôi cũng không buồn. Trái lại, còn thấy làm khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Tôi vừa thầm cảm ơn mẹ, vừa sạo sục thăm tất cả các hang mẹ đưa đến ở. Khi đã xem xét cẩn thận rồi, tôi ra đứng ở ngoài cửa và ngửng mặt lên trời. Qua những ngọn cỏ ấu nhọn và sắc, tôi thấy màu trời trong xanh. Tôi dọn giọng, vỗ đôi cánh nhỏ tới nách, rồi cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to. Trả lời câu hỏi từ 1 đến 6, trang 115 Câu 1. Phương án nào nêu đúng thông tin về đoạn trích? A. Là truyện các nhà văn viết cho thiếu nhi B. Là truyện lấy loài vật làm nhân vật và miêu tả chúng như con người C. Là truyện ngắn hiện đại viết sau Cách mạng tháng Tám 1945 D. Là truyện do nhà văn Tô Hoài viết sau năm 1945 Trả lời: B. Là truyện lấy loài vật làm nhân vật và miêu tả chúng như con người (gắn với đặc điểm thể loại tác phẩm: Truyện đồng thoại) Câu 2. Trong đoạn trích, người kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ nhất số nhiều D. Ngôi thứ hai Trả lời: B. Ngôi thứ nhất (Người kể xưng tôi để kể) Câu 3. Phương án nào nêu đúng chi tiết giúp người đọc nhận ra loài dế? A. Luôn sống độc lập từ khi còn bé B. Thích ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ C. Sống trong hang đất ở bờ ruộng; ăn cỏ non D. Đẻ xong là bố mẹ cho con cái ra ở riêng Trả lời: C. Sống trong hang đất ở bờ ruộng; ăn cỏ non (gắn với đặc điểm của của loài dế mèn: Thường sống ở các môi trường đồng cỏ, bụi rậm, rừng và hang đất). Câu 4. Trạng ngữ "Tới hôm thứ ba" trong câu "Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau." trả lời cho câu hỏi nào? A. Ở đâu? B. Để làm gì? C. Khi nào? D. Như thế nào? Trả lời: C. Khi nào? (Tới hôm thứ ba: Trạng ngữ chỉ thời gian; các trạng ngữ chỉ thời gian luôn trả lời cho cho câu hỏi khi nào) Câu 5. Câu nào tóm tắt đúng ý chính của đoạn trích? A. Nhân vật "tôi" kể về những anh em họ hàng nhà mình. B. Nhân vật "tôi" kể về hoàn cảnh gia đình mình khi mới sinh ra. C. Nhân vật "tôi" kể về việc cha mẹ cho ra ở riêng. D. Nhân vật "tôi" kể về cái hang và thức ăn của mình. Trả lời: C. Nhân vật "tôi" kể về việc cha mẹ cho ra ở riêng. Câu 6. Phương án nào nêu đúng tính cách của nhân vật "tôi" trong đoạn trích? A. Thích sống độc lập B. Thích ỷ lại C. Thích được mẹ chăm sóc D. Thích vỗ đôi cánh nhỏ Trả lời: A. Thích sống độc lập (Thể hiện qua câu đầu đoạn trích) b) Đọc đoạn trích sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 10) : Các loài vật trong tự nhiên không chỉ đơn thuần là các sinh vật vô tri, những khối xương, khối thịt để chúng ta khai thác cạn kiệt. Đó là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên, sau nhiều triệu năm tiến hóa mới tạo ra được. Chúng góp phần làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn. Hãy thử tưởng tượng, một ngày chúng ta uống một lon bia Tai-gơ (Tiger) in hình con hổ mà không biết con hổ thực như thế nào. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác mà thực tế chúng không bao giờ có cơ hội được nhìn thấy ngoài đời thực. Quan trọng không kém, bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm còn để duy trì sự cân bằng của sinh thái. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành, để đảm bảo các hệ sinh thái là những hệ thống hoàn chỉnh. Chu trình này hỗ trợ chu trình kia. Sự có mặt của loài này trợ giúp hoặc kìm hãm loài kia nhằm đảm bảo sự cân bằng tối ưu. Khi một loài bị tiêu diệt, có thể sẽ kéo theo sự mất cân bằng, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ cục bộ cho đến tất cả các hệ sinh thái và cuối cùng là cả Trái Đất. Khi các hệ sinh thái mất cân bằng, con người đương nhiên sẽ gánh chịu mọi hậu quả. Đến đây, chúng ta có thể phần nào nhận thấy lí do vì sao phải thực hiện các biện pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm (Theo Nam Nguyễn - vnexpress.net) Trả lời câu hỏi trang 116 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều Câu 7. Phương án nào trả lời được câu hỏi vì sao đoạn trích trên là văn bản nghị luận? A. Nêu lên các lí do nhằm thuyết phục mọi người bảo vệ động vật hoang dã B. Nêu lên các ví dụ về sự quý hiếm của các loài động vật hoang dã C. Nêu lên và miêu tả cụ thể các loài động vật hoang dã D. Nêu lên ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã Trả lời: A. Nêu lên các lí do nhằm thuyết phục mọi người bảo vệ động vật hoang dã. (Thể hiện qua câu cuối đoạn trích: Đến đây, chúng ta có thể phần nào nhận thấy lí do vì sao phải thực hiện các biện pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm) Câu 8. Câu nào sau đây có chủ ngữ được mở rộng? A. Đó là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên. B. Chúng góp phần làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn. C. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác. D. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành. Trả lời: C C. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác. (Đứa con yêu mến của bạn: Chủ ngữ -> mở rộng phần phụ sau (yêu mến, của bạn) Câu 9. Đoạn trích trên nêu lên mấy lí do cần bảo vệ động vật hoang dã? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Trả lời: B. 2 (2 lí do: Nằm ở 2 đoạn đầu tiên của đoạn trích) Câu 10. Liệt kê các lí do mà em đã xác định (ở câu 9), mỗi lí do trình bày trong một câu văn ngắn gọn . Trả lời: Hai lí do đó là: - Các loài động vật là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên và giúp cho cuộc sống thêm phong phú. - Bảo tồn các loài động vật quý hiểm để duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái. 2. Viết Chọn đề 1: Đề 1. Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này. Định hướng: - Em nhớ lại các tác phẩm truyện và chọn nhân vật mình thấy tiêu biểu nhất để giới thiệu. -Viết theo dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện, giới thiệu nhân vật có lòng nhân hậu. + Thân bài: ^Giới thiệu về gia đình (nếu có) ^ thiệu về chân dung: Hình dáng, tính cách, thái độ, hành động, việc làm ^Chứng minh tấm lòng nhân hậu của nhân vật + Kết bài: Khẳng định lại tâm hồn nhân hậu của nhân hậu Bài làm: Chọn nhân vật cô em gái Kiều Phương trong truyện: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh). Sách Ngữ văn 6 tập 2 có nhiều văn bản truyện kể về các nhân vật có lòng nhân hậu như Lượm trong văn bản cùng tên, ông lão trong "Ông lão đánh cá và con cá vàng", nhân vật Dế Vần trong "Chích bông ơi". Trong đó, em ấn tượng nhất với tấm lòng nhân hậu của cô em gái Kiều Phương trong truyện "Bức tranh của em gái tôi". Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem