Soạn bài: Thực hành tiếng Việt - Trang 97 – Ngữ văn 6, bài 10, Sách Cánh Diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 16 Tháng mười một 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Kiến thức Ngữ văn:

    *Trạng ngữ

    - Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích.. của sự việc nêu ở trong câu.


    - Ý nghĩa: Trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích

    - Đặc điểm:

    + Một câu có 1 hoặc nhiều trạng ngữ

    + Vị trí: Trạng ngữ thường đứng đầu câu những cũng có thể đứng giữa câu và cuối câu.

    - Dấu hiệu nhận biết:

    + Hình thức: Trạng ngữ thường ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy

    + Ý nghĩa: Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào? , Ở đâu? , Vì sao? , Để làm gì? , Bằng cách nào?

    - Các loại trạng ngữ:

    + Trạng ngữ chỉ thời gian: Chỉ thời gian, thời điểm

    Câu hỏi: Khi nào? Bao giờ? Mấy giờ? Lúc nào?

    Ví dụ: Mùa hè, chúng tôi được bố mẹ cho đi về quê.

    + Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Địa điểm, vị trí

    Câu hỏi: Ở đâu

    Ví dụ: Ngoài sân, các bạn học sinh đang vui đùa.

    + Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Lý do

    Câu hỏi: Vì sao? Do đâu? Tại đâu

    Ví dụ: Nhờ sự chăm chỉ, Tú đã trở thành một học sinh giỏi của lớp.

    + Trạng ngữ chỉ mục đích: Mục tiêu hướng tới

    Câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì điều gì?

    + Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức

    Ví dụ: Để đạt thành tích cao trong kì thi, Hoa đã miệt mài học tập.

    Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 97) – Ngữ văn 6, bài 10, Sách Cánh Diều

    Câu 1. Tìm các từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực âm nhạc được sử dụng trong bài viết "Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng". Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài, tính chất và bạn đọc của bài viết như thế nào?


    Trả lời:

    - Các từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực âm nhạc được sử dụng trong bài viết Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng: Nhạc phẩm, sáng tác, nhạc sĩ, bài hát, bản hợp xướng (trang 91) ; hát, giai điệu, cất vang, thu thanh, quân nhạc, ca từ (trang 92) ; tác phẩm, bài ca (trang 93)

    - Tất cả các từ ngữ đó phù hợp với đề tài của bài viết về âm nhạc, tính chất (mừng chiến thắng), bạn đọc của bài viết là: Tất cả mọi người; và đã cho người đọc thấy rõ được quá trình ra đời một bài hát, những thành phần của một bài hát, âm hưởng, cảm xúc của bài hát.

    Câu 2. Ghi lại những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá ở bài báo "Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng". Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài, tính chất và bạn đọc của văn bản như thế?

    Trả lời:

    - Những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá ở bài báoĐiều gì giúp bóng đã Việt Nam chiến thắng? là: Bóng đá, đội tuyển bóng đá nam, vô địch AFF Cup, đội tuyển bóng đá nữ, SEA Games (trang 94) ; tuyển nữ, U22, cầu thủ, sân thi đấu, đối thủ, sân tập, giải đấu lớn (trang 95) ;

    Đội bóng, giải vô địch quốc gia, ăn ý, chuyên nghiệp, đội hình, đồng đội, nền bóng đá, phòng ngự, tấn công, huấn luyện viên, sơ đồ chiến thuật, cổ động viên (trang 96)

    - Tất cả các từ ngữ đó phù hợp với đề tài của bài viết về bóng đá, tính chất (sự thống trị của đội tuyển bóng đá Việt Nam ở Đông Nam Á), bạn đọc của bài viết là: Tất cả mọi người; và đã cho người đọc thấy được thành công của đội tuyển Việt Nam, lí do giúp cho bóng đá Việt Nam chiến thắng.

    Câu 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

    Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát, ông cười trả lời: "Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời! Bởi nếu không sống những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc, làm sao cảm xúc có thể vỡ òa cùng ngày chiến thắng. Để có được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt." (Nguyệt Cát)

    a. Tìm trạng ngữ của câu mở đầu đoạn văn và cho biết: Vì sao tác giả không cần nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (Sách Ngữ văn 6 tập 1, trang 90, 94) ?

    Trả lời:

    - Trạng ngữ:

    + Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát -> chỉ thời gian

    - Trong câu mở đầu đoạn văn, t ác giả chỉ nêu thời gian chung chung chứ không cần nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ là vì:

    +Các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ có nội dung liên quan đến các sự kiện lịch sự, cần đưa ngay ở phần mở đầu các mốc thời gian.

    +Còn bài viết "Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng" có nội dung lý giải hoàn cảnh ra đời của bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng" nên không cần nêu chính xác ngày tháng ngay từ phần đầu để tập trrung giúp người đọc nắm được cảm xúc vỡ òa của tác giả khi sáng tác bài hát, ý nghĩa bài hát đối với người dân Việt Nam.

    b. Tìm trạng ngữ của câu thứ hai trong đoạn văn và cho biết: Nội dung trạng ngữ đó được giải thích ở những câu tiếp theo như thế nào? Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản (Trình bày sự kiện theo quan hệ nguyên nhân - kết quả) như thế nào?

    - Trạng ngữ: Bởi nếu không sống những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc -> trạng ngữ chỉ nguyên nhân

    - Nội dung trạng ngữ đó được giải thích ở những câu tiếp là: Lý giải nguyên nhân tác giả có cảm xúc vỡ òa trong ngày chiến thắng; nhấn mạnh nội dung để có được độc lập ngày hôm nay đã phải hi sinh biết bao xương máu.

    - Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện ý nghĩa của văn bản: Trình bày sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả ; nghĩa là nêu ra được nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của bài hát và cảm xúc hạnh phúc vỡ òa khi nghe bài hát bất hủ này.

    Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 - 5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao.

    Trả lời:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    ** Bài tiếp: Soạn Bài: Thực Hành Đọc Hiểu - Những Phát Minh Tình Cờ Và Bất Ngờ, Ngữ Văn 6, Sách Cánh Diều - Việt Nam Overnight
     
    Thùy Minh, mefonef, SUNMEII6 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười một 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...