Soạn bài Thực hành Tiếng Việt - Sách Cánh Diều, Ngữ văn 6 trang 16

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 18 Tháng mười 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Kiến thức Tiếng Việt

    * Từ ghép

    - Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau. (Từ phức: Từ do nhiều tiếng tạo thành)

    - Phân loại từ ghép

    +Từ ghép chính phụ: Là loại từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó tiếng chính thường có nghĩa rộng, bao quát một sự việc, hành động, sự vật. Tiếng phụ thường đứng sau tiếng chính, có nhiệm vụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Loại từ ghép này có tính phân nghĩa rõ ràng.

    + Từ ghép đẳng lập: Là từ có 2 hoặc nhiềutiếng tạo thành, từ ghép đẳng lập đều có nghĩa và bình đẳng về mặt ngữ pháp, không có từ nào được xem là từ chính và ngược lại.

    * Từ láy

    - Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên trong đó các tiếng được cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau phần nguyên âm hoặc phụ âm hoặc cả nguyên âm và phụ âm được láy tương tự nhau.

    - Trong từ láy, chỉ có một tiếng có nghĩa, tiếng còn lại không có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa khi tách ra đứng riêng một mình.

    - Phân loại:

    +Từ láy toàn bộ: Là những từ có các tiếng lặp lại cả âm và vần.

    Một số từ láy có tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối, để tạo sự hài hòa về âm thanh.

    Ví dụ: Ngoan ngoãn, thoang thoảng, thăm thẳm, lanh lảnh, ngồn ngộn..

    +Từ láy bộ phận:

    Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau. Ví dụ: Da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác..

    Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau. Ví dụ: Lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt..

    - Tác dụng: Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng.. của người, sự vật hiện tượng.

    * Chủ ngữ:

    - Là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc.

    - Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ.

    - Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì? , v. V..

    *Mở rộng chủ ngữ:

    - Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người nói (viết), chủ ngữ là danh từ thì thường được mở rộng thành cụm danh từ có danh từ làm thành tố chính và một hay một số thành tố phụ

    - Sơ đồ mở rộng chủ ngữ là danh từ:

    Chủ ngữ = phần phụ trước + danh từ + phần phụ sau

    (có thể khuyết một trong hai thành phần phụ trước hoặc phụ sau.


    Hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt - bài 6 Ngữ văn lớp 6 - Sách Cánh diều

    Câu 1 trang 16 Xếp các từ sau đây vào hai nhóm: Từ ghép, từ láy:


    mẫm bóng, hủn hoẳn, lợi hại, phành phạch, giòn giã

    Trả lời:

    - Từ ghép: Mẫm bóng, lợi hại

    (trong mỗi từ ghép này, tiếng nào cũng có nghĩa)

    - Từ láy: Hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã

    (láy phụ âm đầu, và trong mỗi từ chỉ 1 tiếng có nghĩa)

    Câu 2 trang 16 Các từ mẫm bóng, hủn hoẳn là sáng tạo của nhà văn Tô Hoài. Qua các từ đó, em hình dung như thế nào về ngoại hình của nhân vật Dế Mèn?

    Trả lời:

    - Hủn hoẳn: Có nghĩa là rất ngắn, ngắn đến cộc cỡn, xấu xí

    - Mẫm bóng: Mẫm là béo tròn, đầy đặn; bóng là chỉ màu rất bóng, bóng nhoáng đến mức ánh lên

    =>Qua các từ trên, em hình dung về Dế Mèn có đôi cánh dài, ưa nhìn, ấn tượng, làm nổi bật hình thể và đôi cánh càng đẹp, to khỏe, đầy đặn, mập mạp. Đó là ngoại hình khỏe đẹp, rất ưu nhìn, cân đối

    Câu 3 trang 16 SGK
    Các thành ngữ chết ngay đuôi, vái cả sáu tay mà nhà văn Tô Hoài sáng tạo ra trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có điểm gì khác những thành ngữ đã có sẵn như chết thẳng cẳng, vái cả hai tay? Theo em, thành ngữ nào phù hợp hơn đề nói về loài dế?

    Trả lời:

    So sánh sự khác nhau giữa nhóm thành ngữ chết ngay đuôi, vái cả sáu tay của Tô Hoài sáng tạo ra với nhóm thành ngữ có sẵn: Như chết thẳng cẳng, vái cả hai tay:

    - Nhà văn Tô Hoài đã thay từ cẳng bằng từ đuôi (chết ngay đuôi) và thay từ hai tay bằng từ sáu tay (vái cả sáu tay).

    - > thành ngữ mà Tô Hoài sáng tạo ra trong văn bản phù hợp với ngôi kể (ngôi 1, là lời của con dế), với nhân vật kể (về loài dế), với sự việc kể vì chúng khác con người ở chỗ là dế có đuôi và sáu chân.

    Câu 4 trang 16 SGK Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây:

    A) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (Tô Hoài)

    B) Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài)

    C) Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. (Cô bé bán điêm)

    Trả lời:

    A) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo // cứ cứng dần và nhọn hoắt.

    Chủ ngữ: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo

    B) Những gã xốc nổi // thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.

    Chủ ngữ: Những gã xốc nổi

    C) Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng // hiện ra trước mắt em bé.

    Chủ ngữ: Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

    Câu 5 trang 16 SGK Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong từng cụm danh từ làm chủ ngữ nói trên. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.

    Trả lời:

    Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong từng cụm danh từ làm chủ ngữ nói trên. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.

    A) Chủ ngữ: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo => cụm danh từ

    - Thành phần phụ trước: Những cái

    - Thành phần trung tâm: Vuốt (danh từ)

    - Thành phần phụ sau: Ở chân, ở khoeo

    B) Chủ ngữ: Những gã xốc nổi => cụm danh từ

    - Thành phần phụ trước: Những

    - Thành phần trung tâm: Gã (Danh từ)

    - Thành phần phụ sau: Xốc nổi

    C) Chủ ngữ: Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

    * Chủ ngữ 1: Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi

    - Thành phần phụ trước: Hàng ngàn

    - Thành phần trung tâm: Ngọn nến (danh từ)

    - Thành phần phụ sau: Sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi

    * Chủ ngữ 2: Rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

    - Thành phần phụ trước: Rất nhiều

    - Thành phần trung tâm: Bức tranh (Danh từ)

    - Thành phần phụ sau: Màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

    Câu 6 trang 16 SGK
    Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cả vàng, trong đoạn văn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

    Trả lời:

    (Cảm nghĩ của em về một nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên)

    Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là hình tượng độc đáo, chứa đựng nhiều thông điệp sâu sắc. Dưới ngòi bút giàu tính tạo

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * * * Bài tiếp: Soạn Bài Thực Hành Đọc Hiểu: Cô Bé Bán Diêm - Sách Cánh Diều
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...