Soạn bài: Thực hành Tiếng Việt - Bài 7, Ngữ văn 6, tập 2, Chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 2 Tháng mười hai 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    Kiến thức Ngữ Văn

    *Từ đồng âm

    – Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.

    Ví dụ: Chân trong "chân bàn" và "chân chất" chỉ là từ đồng âm

    - >chân trong "chân bàn" : Chỉ sự vật, vật phía dưới cùng của đồ vật, dùng để đỡ cho các bộ phận khác

    - >chân trong "chân chất" : Chỉ tính cách thật thà, chân thành, chất phác của con người

    - Tác dụng: Lợi dụng đặc sắc về âm, của từ đồng âm để tạo ra biện pháp tu từ chơi chữ, để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

    –Cách phân biệt từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa

    + Đối với từ đồng âm: Các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.

    + Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.

    *Từ đa nghĩa (từ nhiều nghĩa)

    - Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

    +Nghĩa đen: Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.

    + Nghĩa bóng: Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.

    + Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

    - Ví dụ: Từ "chân" là một từ nhiều nghĩa:

    Đôi chân, loài vật bốn chân: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, v. V.

    Chân đèn, chân giường, chân kiềng, chân bàn: Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác

    Chân núi, chân tường, chân răng: Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền

    Chân ruộng, chân mạ: Từ dùng để chỉ từng phamj vị, vị trí, đơn vị nhỏ hơn của loại nào đó

    - Ví dụ: Từ "Ăn" là một từ nhiều nghĩa:

    Ăn cơm: Cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).

    Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.

    Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.

    *Điệp ngữ:

    - Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ

    - Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: Nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc.. và tạo nhịp điệu cho câu, đoạn văn bản

    *Liệt kê

    - Là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau

    - Tác dụng: Nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn, nhằm nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả

    -Các kiểu liệt kê

    + Dựa vào cấu tạo chia ra thành: Liệt kê theo từng cặp; Liệt kê không theo từng cặp.

    + Dựa vào ý nghĩa chia ra thành: Liệt kê tăng tiế; Liệt kê không theo tăng tiến.

    Hướng dẫn Soạn bài: Thực hành tiếng việt - bài 7, Ngữ văn 6, tập 2, Chân trời sáng tạo

    Câu 1 (trang 34) Đọc các câu sau:

    - Sau trận mưa đêm rả rích

    Cát càng mịn, biển càng trong.

    - Trong lớp này, Lan là học sinh giỏi nhất.

    A) Giải thích nghĩa của các từ "trong" ở hai ví dụ trên.

    B) Nghĩa của các từ "trong" ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau không?

    C) Từ "trong" ở hai ví dụ trên là hai từ đồng âm hay một từ đa nghĩa?

    Trả lời:

    A)

    - Từ "trong" ở câu thơ thứ nhất mang nghĩa chỉ tính chất trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác ở tầng dưới. Nó là tính từ.

    - Từ "trong" ở câu thơ thứ hai mang nghĩa chỉ vị trí đã xác định trong một tập thể, một cộng đồng. Nó là chỉ từ

    B) Nghĩa của các từ "trong" ở hai câu thơ trên không liên quan đến nhau.

    C) Từ "trong" ở hai câu thơ trên là hiện tượng từ đồng âm (phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau).

    Câu 2 (trang 34) Đọc các từ ngữ "cánh buồm", "cánh chim", "cánh cửa", "cánh tay" và thực hiện các yêu cầu:

    A) Giải thích nghĩa của từ "cánh" trong các từ ngữ trên.

    B) Từ "cánh" trong các ví dụ trên là một từ đa nghĩa hay các từ đông âm. Dựa trên cơ sở nào đề xác định như vậy?

    Trả lời:

    A.

    - Cánh trong "cánh buồm" nghĩa là: Bộ phận của con thuyền, làm bằng tấm cói hoặc vải rộng, để hứng gió, giúp cho con thuyền di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió.

    - Cánh trong "cánh chim" là: Bộ phận để bay của con vật như chim, dơi, côn trùng;có hình tấm, rộng bản, tạo thành đôi, có hình đối xứng nhau ở hai bên thân mình và có thể mở bung ra hoặc khép vào thân.

    - Cánh trong "cánh cửa" là: Bộ phận hình tấm, có thể khép vào hoặc mở ra được của một số đồ vật

    - Cánh trong "cánh tay" là: Bộ phận của cơ thể người, tính từ vai đến cổ tay, nằm ở hai bên thân mình; có thể nâng lên, hạ xuống, điều khiển bàn tay cầm, nắm.. tùy ý.

    B. Từ "cánh" trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa (từ nhiều nghĩa) vì nó đều có nét nghĩa chung (là một bộ phận của sự vật gì đó).

    Câu 3 (trang 34) Tìm hai từ chỉ bộ phân cơ thể người và kể ra một số trường hợp chuyển nghĩa của chúng.

    (Gợi ý: Các em chọn các từ quen thuộc chỉ bộ phận cơ thể người, tìm các trường hợp khác (đồ vật, con vật) cũng dùng kết hợp với từ đó, mà có nét chung về nghĩa)

    Trả lời:

    Ví dụ: Từ "chân" là một từ nhiều nghĩa:

    Đôi chân, loài vật bốn chân: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, v. V.

    Chân đèn, chân giường, chân kiềng, chân bàn: Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác

    Chân núi, chân tường, chân răng: Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền

    Chân ruộng, chân mạ: Từ dùng để chỉ từng phamj vị, vị trí, đơn vị nhỏ hơn của loại nào đó

    - > Nghĩa gốc: Là bộ phận dưới cùng, có tác dụng nâng đỡ cơ thể con người và dùng để di chuyển.

    - Tai: Tai chén, tai ấm, tai tiếng.

    + Nghĩa gốc: Cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe

    + Nghĩa chuyển: Bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai (tai chén, tai ấm) ; điều không may bất ngờ xảy tới, gây tổn thất lớn (tai tiếng).

    – Miệng: Miệng chén, miệng hũ, miệng bình, miệng hố, miệng núi lửa..

    - Cổ: Cổ tay, cổ chân, cổ chai, cổ lọ

    - Tay: Tay áo, tay sai, tay chơi, tay quay, tay tre, tay buôn, tay trống..

    Câu 4 (trang 34) Đọc câu đố và thực hiện các yêu cầu sau:

    Trùng trục như con bò thui,

    Chín đầu, chín mắt, chín đuôi, chín mình.

    A) Câu đó này đố về con gì?

    B) Dựa vào hiểu biết về hiện tượng đa nghĩa và đồng âm, chỉ ra điểm thú vị trong câu đố trên.

    Trả lời:

    A. Câu đố này đố về con bò đã bị thui chín (dựa vào từ trùng trục, từ con bò thui)

    B. Điểm thú vị trong câu trên là đã sử dụng từ đồng âm và điệp ngữ "chín" :

    - "Chín" : Chỉ trạng thái đồ ăn đã được nấu chín.

    - "Chín" : Chỉ số lượng, số chín.

    Câu 5 (trang 34) Tìm một số ví dụ về việc hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.

    (Ví dụ: Tạo ra biện pháp tu từ chơi chữ (lợi dụng đặc sắc về âm, của từ đồng âm), để tọ ý nghĩa nhất định trong lời nói: Bóng gió, vui đùa, châm biếm; để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

    Trả lời:

    - Ví dụ 1:

    Bà già đi chợ cầu Đông

    Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

    Thầy bói xem quẻ nói rằng,

    Lợi thì có lợi , nhưng răng không còn.

    - >lợi (1) : Có lợi ích, thuận lợi gì không; lợi (2) : Phần thịt bao quanh chân răng.

    -> sử dụng từ lợi để châm biếm, chế giễu người đã quá nhiều tuổi, đã quá già mà vẫn còn nghĩ đến chuyện kết hôn

    - Ví dụ 2: Ruồi đậu mâm xôi đậu.

    Kiến bò đĩa thịt bò.

    - Ví dụ 3: Con ngựa đá con ngựa đá .

    - Ví dụ 4: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

    - Ví dụ 5: Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa đá .

    Câu 6 (trang 34) Đọc đoạn thơ sau:

    Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:

    "Cha ơi

    Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

    Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?"

    **

    Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

    "Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

    Sẽ có cây, có cửa, có nhà,

    Vẫn là đất nước của ta,

    Ở nơi đó cha chưa hề đi đến"

    (Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm )

    A. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng.

    B. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.

    Trả lời:

    A. Biện pháp tu từ được sử dụng là liệt kê(Không thấy, không thấy cây, không thấy người; Sẽ có cây, có cửa, có nhà )

    - Và điệp từ (điệp ngữ) :(Không thấy, có)

    B. Tác dụng của biện pháp tu từ:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    **Viết ngắn

    Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé. Để con đi" thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những "bến bờ" mà "cánh buồm trắng" của em sẽ đến.

    Trả lời

    Tôi là người con được nhà thơ Hoàng Trung Thông nhắc đến trong bài thơ Những cánh buồm . Bài thơ chứa đựng nhiều mong ước tuổi thơ của tôi.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    ** BÀI TIẾP: Soạn Bài: Con Là.. Ngữ Văn 6, Sách Chân Trời Sáng Tạo
     
    mientranttsadie123 thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng mười hai 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...