Kiến thức Văn học *Các văn bản đã học -Những cánh buồm: +Tác giả: Hoàng Trung Thông + Thể loại: Thơ tự do +Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm +Tóm tắt: Sau trận mưa đêm rả rích, ánh mặt trời rực rỡ trên mặt biển xanh trong vắt, cát vàng mịn hơn, hai cha con dắt tay nhau đi dạo dưới ánh mai hồng. Bóng hai người trải dài trên cát. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Bóng cậu con trai tròn trịa, chắc nịch. Cậu bé hỏi cha sao phía xa chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, thấy cây, thấy người ở? Người cha trả lời cứ theo cánh buồm đi xa mãi sẽ thấy cây cối, nhà cửa, nhưng nơi đó cha cũng chưa hề đến. Cậu bé xin cha mượn cho mình cánh buồm trắng để đến được nơi xa đó. Câu hỏi ngây thơ của người con chứa đựng khao khát được khám phá những điều chưa biết về biển và cuộc sống. Chính ước mơ của con gợi cho người cha nhớ đến mình với ước mơ và khát vọng đi xa, tìm hiểu cuộc sống ngày còn thơ ấu. - Mây và sóng +Tác giả: R. Ta-go +Hoàn cảnh sáng tác: "Mây và sóng" in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915. +Kết cấu: Theo hình thức văn xuôi - Con là + Tác giả: Y Phương +Xuất xứ: Trích trong tập Đàn then, NXB Hội Nhà văn 1996. +Thể loại: Thơ tự do. + Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Hướng dẫn Soạn bài: Ôn tập - trang 39, Ngữ văn 6 tập 2, Chân trời sáng tạo Câu 1. Đọc lại ba văn bản Những cánh buồm, Mây và sóng, Con là.. và điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở) : Trả lời: *Văn bản: Những cánh buồm - Nội dung chính: Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Dạo chơi trên bờ biển, thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng chính là mơ ước thuở bé của cha. *Văn bản: Mây và sóng - Nội dung chính: Hông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc. Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời *Văn bản: Con là.. - Nội dung chính: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người cha dành cho con và ý nghĩa của người con trong cuộc sống của cha. *Nhận xét về cách thể hiện tình cảm gia đình qua ba văn bản là: - Cách thể hiện tình cảm của cả ba văn bản đều vô cùng độc đáo; sử dụng nhiều hình ảnh gợi hình, gợi cảm, giàu cảm xúc; sử dụng độc đáo như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ - Mỗi văn bản thể hiện theo một cách riêng nhưng luôn để người đọc cảm nhận được tình cảm gia đình là vô cùng trân quý đối với mỗi con người. Câu 2 . Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến những yếu tố nào về hình thức và nội dung? Trả lời Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến các yếu tố hình thức và nội dung là: - Về hình thức: +Cần xác định xem bài thơ đó là thể thơ gì: Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời) hay thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện) ; hay thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài) ; hay là bài thơ văn xuôi; +Chú ý cách trình bày câu chữ; kết cấu bài thơ; chú ý vần, nhịp sử dụng trong bài; - Về nội dung: + Cần hiểu các hình ảnh thơ cô đọng, giàu hình ảnh và nhạc điệu. +Cần xác định nội dung qua từng câu chữ và ý nghĩa được thể hiện trong thơ. Câu 3 . Các văn bản trong bài học này gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm gia đình? Trả lời - Các văn bản trong bài học này gợi cho em một ý nghĩ vô cùng to lớn: Là tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng, chúng ta nên trân quý nó và yêu thương những người trong chính gia đình mình. Các văn bản này khiến em nghĩ về gia đình của mình nói riêng và gia đình mỗi người nói chung. Đó là món quà quý giá nhất mà mỗi chúng ta cần trân trọng, gìn giữ, nâng niu. Câu 4. Điền những yêu cầu của kiểu đoạn văn ghi lại cảm xúc về một nhân bài thơ vào sơ đồ sau: Trả lời Ba Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ là về hình thức trình bày; cảm xúc về nội dung; cảm xúc về nghệ thuật của bài thơ. Cụ thể: - Về hình thức: +Đoạn văn gồm ba phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. +Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc + Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn. - Về nội dung: + Trình bày cảm xúc về nội dung bài thơ +Ấn tượng về các từ ngữ, hình ảnh đặc sắc - Về nghệ thuật + Đặc sắc về thể thơ, ngôn ngữ thơ +Đặc sắc về các từ loại, biện pháp tu từ [/HIDE-THANKS] Câu 5. Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm gì về cách tham gia thảo luận trong nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất? Trả lời Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm về cách tham gia thảo luận trong nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất là: - Trước khi thảo luận: Cần chuẩn bị thật chu đáo về vấn đề sẽ thảo luận - Khi thảo luận: Cần lắng nghe và ghi lại tóm tắt những ý kiến của thành viên trong nhóm, tìm ra điểm chung của các thành viên; tích cực đưa ra ý kiến để thống nhất giải pháp. Câu 6. Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Trả lời Theo em, gia đình có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi người. Cụ thể: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem