Soạn bài MẸ TÔI I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: E. D. A-mi-xi (1846-1908) - Nhà văn nổi tiếng lỗi lạc người I-ta-li-a - Quê: Xứ Liguria vùng biển Tây Bắc nước Ý - Sự nghiệp văn học đồ sộ nhiều thể loại, nổi tiếng với các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi: Cốt truyện giản dị, gần gũi nhưng chứa đựng nhiều tư tưởng nhân văn, sâu sắc, tiến bộ, xúc động lòng người - Tác phẩm tiêu biểu: Những tấm lòng cao cả (1886) - Cốt truyện của A-mi-xi không có nhiều tình tiết, sự kiện, kịch tính, gay cấn, giật gân. Nó hấp dẫn người đọc ở những chiều sâu triết lý và tư tưởng nhân văn, gây ấn tượng mạnh, chiếm lấy trái tim và khối óc của người đọc. 2. Văn bản - Xuất xứ: Trích trong Những tấm lòng cao cả - Thể loại: Thư từ - biểu cảm - Bố cục: P1 (đoạn 1) : Lời tự bộc lộ của En-ri-cô P2 (còn lại) : Tình cảm, thái độ của người cha khi con mắc lỗi và gợi lại trong con tình mẫu tử thiêng liêng - Nhan đề: Mẹ tôi + Hợp với hình tượng trung tâm của văn bản: Người mẹ + Thể hiện sâu sắc tình cảm và thái độ trân trọng của bố dành cho mẹ + Đề cao hình tượng người mẹ + Tăng tính khách quan - Kiểu văn bản: Nhật dụng, vấn đề: Cách ứng xử của đạo làm con - Chủ đề: + Khẳng định tình yêu con bao la của người mẹ cũng như vai trò quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi người + Lời khuyên nhủ của người cha với con - Nghệ thuật: + Hình thức là một bức thư -> khéo léo. O Với người cha > Tránh sự nóng giận của người cha, tránh làm tổn thương con > Qua thư, cha không mắng con mà dạy dỗ con, không chỉ thể hiện sự tức giận, thất vọng mà còn gửi gắm cả tình yêu và sự kỳ vọng. Oo Với người con > Giảm bớt sự tổn thương, hình ảnh người cha không bị xấu xí và tình cha con không bị rạn nứt > Tự nhận ra lỗi lầm > Bài học thấm thía, sâu sắc, nhớ đời II. Đọc hiểu văn bản 1. Tình yêu thương con bao là của người mẹ (*) Tình huống Ngay trước mặt bố, mẹ, cô, con đã có lời nói thiếu lễ độ với mẹ. + Con: Sai hành động lời nói vì có những lời hỗn láo, sai thái độ tình cảm vì không tôn kính, không yêu mến mẹ mình. - > Người bố thấy hành động của con là sai trái, không chấp nhận được + Tâm trạng, thái độ của người bố: > Tức giận "không thể nén được" > Buồn bã, đau đớn vô cùng "sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy" (vì nhận ra sự thiếu sót, khiếm khuyết trong cách dạy con, còn người con thì không làm được những gì mình hy vọng, mong chờ) > Thất vọng, ngạc nhiên, xót xa => Viết thư cho con -> phương pháp răn dạy con có tình có lý, tinh tế, sâu sắc, thấm thía, giáo dục nhân văn, tâm lý, không nổi khùng mắng chửi hay dễ dãi cho qua. (*) Tình thương bao là của mẹ cho con - Từ hiện tại hồi tưởng quá khứ Khi con ốm O Hành động + thức suốt đêm + cúi nhìn trông con + quằn quại vì lo sợ + khóc nức nở - > sự lo âu, quan tâm, chăm sóc tận tình, hết lòng yêu thương con -> tình yêu con mãnh liệt của người mẹ. Oo Ước muốn + Bỏ 1 năm hạnh phúc -- con tránh khỏi 1 giờ đau khổ + ăn xin, nhịn đói -- con ăn no + hy sinh tính mạng -- cứu sống con - > giản dị, chân thành, sẵn sàng hy sinh tất cả cho con, vì con => Con chính là cuộc sống, là tình yêu, là lẽ sống của đời mẹ -> người mẹ hiền với tình thương bao la vô tận 2. Lời khuyên nhủ, dạy dỗ của cha - Lời yêu cầu: Con không được, con phải, con hãy.. - > nghiêm khắc, mạnh mẽ. - > con nhận ra lỗi lầm (quá khứ), xin lỗi (hiện tại), không bao giờ tái phạm (tương lai) - Lời khuyên nhủ, dạy dỗ + Khẳng định tình yêu con vô hạn "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố.." - > o Sự trừng phạt của cha không phải xuất phát từ việc cha ghét bỏ con mà là yêu thương con. Cái cha thù địch, ghét bỏ là sự bội bạc thể hiện trong hành động, lời nói của con. Người cha nói câu đó để kéo con về phía mình, để hai cha con cùng đấu tranh chống lại sự bội bạc, thói hư tật xấu để hoàn thiện nhân cách. Cha muốn tống khứ những con rắn độc đang len lỏi trong trái tim con để con có một trái tim trong sạch, lương thiện, nhân hậu, bao dung, vị tha) Oo Thể hiện sự động viên, nhắn nhủ, hy vọng vào con + Hình phạt cho con > thẳng thắn nói "thà không có con.." -> không phải rót mật vào tai hay dung túng cho qua -> cứng rắn, cương quyết > "Đừng hôn cha nữa.." -> kìm nén việc yêu thương con - > người cha sẵn sàng khước từ tình phụ tử nếu con xúc phạm, chà đạp tình mẫu tử. => không chửi mắng, không đòn roi nhưng đích đáng nhớ đời. => Tâm trạng người cha được bộc lộ trực tiếp qua bức thư gián tiếp, mạnh mẽ, cảm động, sâu sắc. => Khắc họa chân dung người cha tinh tế, nhạy cảm, ấm áp, trọng nghĩa tình (tình nghĩa vợ chồng, tĩnh nghĩa phụ tử), trân trọng tình mẹ con thiêng liêng bất diệt, yêu con nhưng nghiêm khắc trong việc rèn con.