Soạn bài Lượm - Ngữ Văn 6, Sách Cánh Diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 21 Tháng mười 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Kiến thức văn học

    *Tác giả Tố Hữu

    - Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.

    - Quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

    - Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.

    - Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

    - Các tác phẩm chính:

    +Từ ấy (1937 - 1946)

    +Việt Bắc (1947 - 1954)

    +Gió lộng (1955 - 1961)

    +Ra trận (1962 - 1971)

    +Máu và hoa (1972 - 1977)

    *Bài thơ Lượm

    - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1949, trong giai đoạn đầu cuộc cuộc kháng chiến chống Pháp.

    - Thể thơ: Thơ bốn chữ

    - Bố cục: Gồm 3 phần:


    + Phần 1: Từ đầu đến "Cháu đi xa dần". Cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu và giới thiệu về công việc của Lượm

    + Phần 2: Tiếp theo đến "Hồn bay giữa đồng". Sự hy sinh của Lượm.

    + Phần 3. Còn lại. Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi.

    -Giá trị nội dung:

    Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người

    - Giá trị nghệ thuật

    + Thể thơ bốn chữ. Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu

    + Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

    + Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: Miêu tảm, tự sự, biểu cảm

    + Hình ảnh giản dị, quen thuộc

    [​IMG]

    Lượm (Tố Hữu)

    Ngày Huế đổ máu

    Chú Hà Nội về

    Tình cờ chú cháu

    Gặp nhau Hàng Bè

    **

    Chú bé loắt choắt

    Cái xắc xinh xinh

    Cái chân thoăn thoắt

    Cái đầu nghênh nghênh

    **

    Ca-lô đội lệch

    Mồm huýt sáo vang

    Như con chim chích

    Nhảy trên đường vàng..

    **

    - Cháu đi liên lạc

    Vui lắm chú à

    Ở đồn Mang Cá

    Thích hơn ở nhà!

    **

    Cháu cười híp mí

    Má đỏ bồ quân

    - Thôi, chào đồng chí!

    Cháu đi xa dần..

    **

    Cháu đi đường cháu

    Chú lên đường ra

    Ðến nay tháng sáu

    Chợt nghe tin nhà

    **

    Ra thế,

    Lượm ơi!

    **

    Một hôm nào đó

    Như bao hôm nào

    Chú đồng chí nhỏ

    Bỏ thư vào bao

    **

    Vụt qua mặt trận

    Ðạn bay vèo vèo

    Thư đề "Thượng khẩn"

    Sợ chi hiểm nghèo?

    **

    Ðường quê vắng vẻ

    Lúa trổ đòng đòng

    Ca-lô chú bé

    Nhấp nhô trên đồng..

    **

    Bỗng lòe chớp đỏ

    Thôi rồi, Lượm ơi!

    Chú đồng chí nhỏ

    Một dòng máu tươi!

    **

    Cháu nằm trên lúa

    Tay nắm chặt bông

    Lúa thơm mùi sữa

    Hồn bay giữa đồng..

    **

    Lượm ơi, còn không?

    **

    Chú bé loắt choắt

    Cái xắc xinh xinh

    Cái chân thoăn thoắt

    Cái đầu nghênh nghênh

    **

    Ca-lô đội lệch

    Mồm huýt sáo vang

    Như con chim chích

    Nhảy trên đường vàng..

    (Tố Hữu)

    Hướng dẫn Soạn bài Lượm, trang 32 sgk Ngữ Văn 6, Sách Cánh Diều

    1. Chuẩn bị (trang 32)

    *Từ mục Chuẩn bị bài Đêm nay Bác không ngủ, xác định câu chuyện được kể

    Trả lời:

    Câu chuyện được kể trong bài thơ: Cuộc gặp gỡ tình cờ và ấn tượng của người chú và bé Lượm trong ngày Huế nổ ra chiến sự, thời gian sau đó, chú sững sờ khi nghe tin Lượm đã. Dù đã hi sinh, nhưng Lượm vẫn sống mãi với quê hương.

    * Những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản

    Trả lời:

    -Yếu tố tự sự:

    + Ngày Huế đổ máu, chú từ Hà Nội về gặp cháu ở Hàng Bè.

    +Lượm kể về công việc liên lạc.

    + Tháng 6, chú bất ngờ nghe tin Lượm đã hi sinh

    +Chú tưởng tượng chuyện Lượm hi sinh khi đang làm giao liên.

    - Yếu tố miêu tả:

    +Tả trang phục, cử chỉ, điệu bộ của Lượm: Cái xắc xinh xinh, cái chân thoắn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, nhảy trên đường vàng.

    + Tả hình ảnh Lượm hi sinh: Một dòng máu tươi, tay nắm chặt bông lúa..

    → Tác dụng: Sử dụng yếu tố tự sự, tả giúp người đọc hình dung cụ thể, chi tiết về nhân vật, về câu chuyện; cảm nhận rõ hơn tình cảm sâu sắc, sự xót thương, cảm động mà tác giả dành cho chú bé Lượm.

    *Một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

    Trả lời:

    - Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đòng đòng, nhấp nhô

    + Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: Chú lé Lượm làm giao liên

    + Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: Miêu tảm, tự sự, biểu cảm

    + Hình ảnh giản dị, quen thuộc: Con chim chích, lúa trỗ đòng, lúa thơm mùi sữa

    +Điệp lại những khổ thơ miêu tả chú bé Lượm.

    +Ẩn dụ: Con đường vàng

    +Hoán dụ: Dòng máu tươi

    *Ý nghĩa của bài thơ và những nhận thức, tình cảm của em:

    Trả lời:

    Tác giả khắc họa Lượm – một chú bé hồn nhiên, dũng cảm dám làm công việc nguy hiểm, hy sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm và các em bé yêu nước trong tình cảnh đất nước chìm trong chiến tranh.

    * Thông tin về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Lượm:

    (xem phần đầu của bài soạn)

    * Một số nhân vật thiếu niên dũng cảm đã được nói tới trong các câu chuyện lịch sử và văn học:

    - Anh Kim Đồng

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    2. Đọc hiểu - ngữ văn 6

    Câu hỏi giữa bài

    Câu 1 trang 33 Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất.

    Trả lời:

    - Cách ngắt nhịp đặc biệt: Tình cờ chú / cháu (còn các dòng thơ khác ngắt nhịp 2/2)

    - Biện pháp tu từ hoán dụ: đổ máu (Lấy dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật – chiến tranh)

    Câu 2 trang 33 Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5 – 8.

    Trả lời:

    - Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

    - Tác dụng của các từ láy:

    + Gây ấn tượng cho người đọc, tạo tính gợi hình, gợij cảm.

    + Gợi ra dáng vẻ tinh nghịch, nhanh nhẹn, dễ thương của chú bé Lượm.

    + Tạo ấn tượng về chú bé Lượm trong lòng bạn đọc

    Câu 3 trang 33 Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10 – 12.

    Trả lời:

    - Dòng thơ 10 - 12 sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ:

    Mồm huýt sáo vang

    Như con chim chích

    Nhảy trên đường làng

    - So sánh: Chú bé Lượm với con chim chích bông

    - > Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, đáng yên, hồn nhiên, yêu đời.

    - Ẩn dụ: Con đường vàng: Chỉ con đường cánh mạng

    - > tác dụng: Gợi ra lý tưởng cách mạng, sự nghiệp cách mạng vinh quang, rực rỡ, sáng ngời; ẩn dụ cho tương lai tươi sáng của cách mạng nước nhà

    Câu 4 trang 33 Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua bức tranh minh họa này như thế nào?

    Trả lời:

    Qua bức tranh minh họa, trang 33, chúng ta hình dung về một cậu bé có dáng người nhỏ nhắn, nhưng nhanh nhẹn, bước chân thoăn thoắt. Chú đội mũ ca nô, khoác túi thư liên lạc. Trên gương mặt là niềm vui tươi, lạc quan, hào hứng khi làm nhiệm vụ giao liên - một công việc nguy hiểm nhưng vinh quang.

    Câu 5 trang 34 Khổ thơ (dòng 25 – 26) có gì đặc biệt so với các khổ khác?

    Trả lời

    - Khổ thơ cóhai dòng thơ, còn các khổ khác có bốn dòng thơ.

    - Mỗi dòng thơ của khổ thơ này chỉ có 2 chữ; còn các dòng thơ của các khổ khác là bốn chữ.

    => Tác dụng:

    +Tạo ra hình thức thơ đặc biệt với cách ngắt dòng đặt biệt, gây ấn tượng cho người đọc;

    +Thể hiện nỗi niềm nghẹn ngào, bàng hoàng, chẳng thể nói nên lời; như tiếng nấc nghẹn của tác giả trước tin Lượm đã hi sinh khi trên đường đi làm nhiệm vụ.

    Câu 6 trang 34 Cách ngắt nhịp trong khổ thơ (dòng 39 – 42) có gì đặc biệt?

    Trả lời:

    - Cách ngắt nhịp thay đổi linh hoạt, đặc biệt:

    Bỗng / lòe chớp đỏ,

    Thôi rồi, /Lượm ơi!

    Chú /đồng chí nhỏ,

    Một /dòng máu tươi! "

    -> ngắt nhịp như vậy để thể hiện cảm xúc bàng hoàng xen lẫn sự đau đớn tột độ của tác giả trước sự ra đi của cậu bé Lượm. Câu thơ vang lên thật đau xót

    Câu 7 trang 35 Câu hỏi ở dòng 47 có ý nghĩa gì?

    Trả lời:

    - Câu thơ " Lượm ơi, còn không? " ngắt dòng đặc biệt: Một dòng ngắt riêng làm 1 khổ thơ.

    - > ý nghĩa:

    + Giúp tác giả bộc lộ tâm tình và dễ dàng giao tiếp giữa nhà thơ với bạn đọc, giữa nhà thơ với nhân vật

    + Như là lời gọi của tác giả; Thể hiện lòng tiếc thương và khâm phục trước sự hi sinh của Lượm:

    +Lượm không bao giờ mất đi trong niềm mến yêu, nhớ tiếc.

    Câu hỏi cuối bài –trang 35

    Câu 1 trang 35 Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 10 dòng).

    Trả lời:

    Cứ mỗi độ tháng sáu, tôi lại nhớ về ngày đất nước mình thời còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu Lượm đã hi sinh vô cùng anh dũng.

    Tôi nhớ vào ngày Huế nổ ra chiến sự, hai chú cháu tôi tình cờ gặp nhau ở phố Hàng Bè. Ngắm nhìn cái dáng loắt choắt, nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, bước đi thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, tôi nhận thấy Lượm quả là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát. Cậu bé hồn nhiên khoe tôi niềm vui thích khi làm công việc cách mạng. Trước khi chia tay, Lượm còn tinh nghịch chào tôi là" đồng chí ".

    Rồi một thời gian sau, vào tháng sáu, tôi chợt nhận được tin: Trong một lần Lượm vượt qua mặt trận đầy bom đạn của địch để chuyển thư khẩn thì em đã hi sinh. Tôi hình dung dáng nhỏ nhắn của em anh dũng, không sợ hiểm nguy, vụt nhanh qua làn đạn của giặc. Bỗng lòe chớp đỏ, em trúng đạn, nằm xuống ngay giữa cánh đồng quê hương nhưng tay vẫn nắm chặt bông lúa cùng bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc.

    Hình ảnh của Lượm vẫn sống mãi với quê hương, dân tộc và đất nước. Tôi cũng vậy, không bao giờ quên hình ảnh Lượm - chú giao liên nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, gan dạ, dũng cảm.

    Câu 2 trang 35 Đọc các khổ thơ: 2, 3, 4, 5, lập bảng sau vào vở và điền các chi tiết miêu tả Lượm phù hợp vào các cột. Trong các chi tiết tác giả đã dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị với chi tiết nào nhất? Vì sao?

    Trả lời:

    -Trang phục:

    Cái xắc xinh xinh

    Ca lô đội lệch

    - Hình dáng:

    Chú bé loắt choắt

    Cái chân thoăn thoắt

    Cái đầu nghênh nghênh

    Má đỏ bồ quân

    -Cử chỉ, hành động:

    Mồm huýt sáo vang

    Như con chim chích

    Nhảy trên đường vàng..

    * * *Cháu cười híp mí

    -Lời nói:

    " Cháu đi liên lạc

    Vui lắm chú à

    Ở đồn Mang Cá

    Thích hơn ở nhà! "

    " Thôi, chào đồng chí "

    * Trong các chi tiết tác giả đã dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị với chi tiết:

    -Cách 1:

    Em thích nhất chi tiết:

    " Cháu đi liên lạc

    Vui lắm chú à

    Ở đồn Mang Cá

    Thích hơn ở nhà! "

    → Chi tiết này thể hiện niềm vui thích, yêu công việc hoạt động cách mạng, mong muốn được cống hiến cho đất nước của Lượm

    -Cách 2:

    Em thích nhất chi tiết:

    Mồm huýt sáo vang

    Như con chim chích

    Nhảy trên đường vàng..

    - >chi tiết này thể hiện hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, đáng yên, hồn nhiên, yêu đời. Hình ảnh lượm xuất hiện trên cánh đồng lúa chín vàng trông càng tuyệt đẹp, trông lượm như 1 thiên thần nhỏ đang làm sứ mệnh thiêng liêng, vinh quang – làm cách mạng. Em thấy cách tác giả dùng so sánh, ẩn dụ trog câu này rất hay.

    Câu 3 trang 35

    Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng?

    " Ra thế,

    Lượm ơi! "

    " Lượm ơi, còn không?"

    Trả lời

    - Theo em, các dòng thơ 25, 26, 47 có hình thức ngắt dòng đặc biệt, đột ngột được tách ra thành những khổ thơ riêng nhằm:

    + Giúp tác giả dễ dàng bộc lộ tâm tình và dễ dàng giao tiếp giữa nhà thơ với bạn đọc, giữa nhà thơ với nhân vật

    +Để diễn tả thái độ bàng hoàng, đau đớn cùng tâm trạng thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

    + Nhằm làm tăng tính gợi cảm, gây ấn tượng cho bạn đọc

    >>>> Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Lượm – Top 2 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

    Câu 4 trang 35 Trong tác phẩm, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và cho biết mỗi từ ngữ đó thể hiện thái độ và tình cảm gì?

    Gợi ý:

    - Gọi là cháu: Thể hiện sự thân thiết, gần gũi của mối quan hệ chú cháu.

    - Gọi là chú bé: Thể hiện tình cảm yêu mến khi ngắm nhìn dáng vẻ yêu đời, lạc quan khi làm nhiệm vụ của Lượm.

    - Gọi là Lượm: Thể hiện sự xót xa, thương cảm trước sự hi sinh của chú bé.

    - Gọi là chú đồng chí nhỏ: Thể hiện mối quan hệ ngang hàng trong công việc cùng làm cách mạng, cùng là đồng chí với nhà thơ; và đồng thời cũng thể hiện sự trân trọng, cảm phục, ngợi ca Lượm.

    Câu 5 trang 36 Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa gì?

    Trả lời:

    - Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm vẫn như ngày đầu nhằm thể hiện rằng Lượm không chết mà cậu bé luôn sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng của mọi nhà, của đất nước.

    - Đất nước, tổ quốc mãi ghi ơn gương hi sinh anh dũng của chú bé dành cho Tổ quốc.

    Câu 6 trang 36 Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm; hãy viết 3 – 4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết.

    Trả lời:

    - Cách 1:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    ** Bài tiếp: Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Trang 36 – Sách Cánh Diều, Ngữ Văn 6
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng mười 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...