Soạn bài Lao xao ngày hè - Ngữ văn 6 Sánh Chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 10 Tháng mười 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892

    * Tác giả:

    - Nguyễn Duy Khán, quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

    * Tác phẩm

    - Xuất xứ: Trích chương 6 (Lao xao) trong Tuổi thơ im lặng.

    - Thể loại: Hồi kí.

    - PTBĐ chính: Tự sự.

    * Tóm tắt:

    Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải. Ngày hè, tôi cùng lũ trẻ tắm suối reo hò thỏa thích. Ăn bữa cơm tối, tôi cảm thấy thoảng về hương lúa đầu mùa. Mùa hè lao xao hiếm hoi, cả xóm không ai ngủ, cùng thức với giời.

    - Nội dung: Lao xao ngày hè là hồi ức của nhân vật tôi về những ngày hè tươi đẹp. Qua việc miêu tả chi tiết từ cảnh vật thiên nhiên đến hoạt động của con người, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương cũng như những hiểu biết sâu sắc về đồng quê cũng như tâm lí trẻ con.

    - Nghệ thuật: Hồi kí kết hợp với các biện pháp tu từ: Liệt kê, so sánh, ẩn dụ..

    Lao xao ngày hè – Duy Khán

    Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả lang thơm. Cây hoa Lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả đàn bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn bướm rủ nhau lặng lẽ bay đi.

    Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng[1] bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.

    Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.

    Các.. Các.. Các..

    Một con bồ các[2] kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.

    Chị Điệp nhanh nhảu:

    - Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu[3] . Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các..

    Thế thì ra dây mơ, rễ má thế nào mà chúng đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất. Sáo sậu, sáo đen hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót mừng được mùa. Nhà bác Vui có con sáo đen tọ toẹ[4] học nói. Nó bay đi ăn, chiều chiều lại về với chủ. Con tu hú to nhất họ, nó kêu "tu hú" là mùa tu hú[5] chín; không sai một tẹo nào. Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. Tiếng tu hú hiếm hoi; quả hết, nó bay đi đâu biệt.

    Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn.

    Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh "chéc chéc".

    Khi con bìm bịp kêu "bịp bịp" tức là đã thổng buổi[6] . Nghe đâu trước đây có một ông sư dữ như hổ mang. Lúc ông ta chết, giời bắt ông ta hóa thân làm con bìm bịp. Ông ta phải tự nhận là bịp, mở miệng ra là "bịp bịp". Giời khoác cho nó bộ cánh nâu, suốt đêm ngày rúc trong bụi cây. Khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt. Ít khi chúng ra mặt vào buổi sớm.

    Kia kìa! Con diều hâu bay cao tít, nó có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm: Đâu có xác chết. Đâu có gà con.. Khi tiếng nó rú lên, tất cả gà con chui vào cánh mẹ. Tôi đã nhìn tận mắt cuộc ẩu đả dưới gốc vối già nhà tôi: Con diều hâu lao như mũi tên xuống, gà mẹ xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu. Tôi mải ngắm nên không cứu được gà. Diều hâu tha được con gà con, lại lao vụt lên mây xanh. Thường thì nó vừa lượn vừa ăn ngay. Lần này nó chưa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến. Ấy là những con chèo bẻo. Chúng lao vào đánh con diều hâu túi bụi. Lông diều hâu bay vung tứ linh, miệng kêu la "chéc, chéc", con mồi rời mỏ diều hâu rơi xuống như một quả rụng. Diều hâu biến mất. Con diều hâu được mẻ hú vía, lần sau cụ bảo cũng không dám đến. Nếu có đến lại là con khác!

    Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già[7] . Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: "Chè cheo chét".. Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm.

    Cùng họ với diều hâu là quạ: Quạ đen, quạ khoang. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn. Không bắt được gà con, không ăn trộm được trứng; nó vào chuồng lợn.. Quạ vừa bay lên, chèo bẻo vây tứ phía, đánh. Có con quạ chết đến rũ xương..

    Chèo bẻo ơi, chèo bẻo!

    Chèo bẻo chỉ sợ mỗi chim cắt. Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Bao nhiêu con bồ câu của nhà chú Chàng đã bị chim cắt xỉa chết. Khi đánh nhau cắt chỉ xỉa bằng cánh. Chúng là loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến.. Cho đến nay, chưa có loài chim nào trị được nó. Họ nhà chèo bẻo chắc là nhiều phen muốn trị tội cắt. Một cuộc trị tội diễn ra thật! Hai con chèo bẻo đang bay, một con cắt vụt lao ra. Nó xỉa cánh hụt. Lập tức một đàn chèo bẻo hàng chục con xông lên cứu bạn. Cuộc đánh nhau rất dữ. Trẻ con ở dưới reo ầm lên. Cắt hốt hoảng cho nên xỉa cánh đều trượt. Hàng chục chèo bẻo thi nhau vào mổ. Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng Xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái[8] . Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt..

    {.. }

    Con gà mái cứ vào tầm này là nó đẻ xong. Nó bay khỏi ổ, chạy xuống đất tác ầm lên, cả xóm nghe tiếng: "Vừa đau vừa rát". Con gà sống đứng ngơ ngác một lúc, rồi mổ mồi dỗ gà mái. Nó vừa mổ mồi nó vừa "cực.. cực" ra vẻ thương gà mái. Hai con vịt bầu thì phớt lờ, vừa đủng đỉnh mang cái thân nặng nề, vừa toáng lên: "Mặc, mặc..", rồi chúng nhảy xuống vũng bùn bên vại nước, vầy đục ngầu lên, không thấy mồi, chúng húc tung cả bãi húng giũi.

    Giữa lúc đó, tiếng chim gào ở ngoài trại. Anh Thả rung hết cây này đến cây nọ để bắt chim con. Cả họ nhà chim kéo nhau đến vây anh Thả. Những con sáo, chào mào hiền đến thế mà cũng trở thành dữ tợn, biết giữ nhà mình, biết cứu con mình. Bắt được hai con sáo chuyền, anh Thả cúi đầu chạy về nhà. Những con chim mẹ bay chao chát theo anh Thả về tận nhà, gào thét mãi.. Thầy đã đi câu về:

    - Thằng Thả lại đi bắt chim con rồi! Thả ngay chúng nó ra, nếu không thì ầm ĩ đến đêm.

    Anh Thả thả những con chim chuyền ra. Chim mẹ bay trước dẫn đường từng đoạn cho các con. Giời đất yên ả. Những cây mỏ anh Thả vừa rung xong, quả nó vỡ ra, những bông trắng như bông bay đầy giời, trắng đất, bay cả vào vại nước.

    Thầy mở thúng câu ra, nhiều cá quả, cá chõm quẫy tung tóe thúng nước. Thấy con chim chích bay qua, đậu vào cành tre: "Chích, chích..". Bất ngờ thầy hỏi tôi:

    - Cái chữ hôm nọ thầy dạy con, con đọc cho thầy nghe xem nào!

    Tôi đọc làu làu:

    - Chim chích mà đậu cành tre,

    Thập trên, tứ dưới, nhất đè chữ tâm.

    Đấy là chữ "đức" thầy ạ.

    Thầy gật gù:

    - Đúng lắm. Con còn bé, thỉnh thoảng thầy dạy cho một chữ. Biết được chữ "đức" là biết năm chữ. Nay mai, con biết khối chữ.

    "Quẹt, quẹt, quẹt". Con dẻ quạt chuyền trên cành na, cái đuôi xòe ra y hệt cái quạt giấy.

    Thầy mỉm cười: "Có khách rồi!".

    Cái con chim này được người ta tặng cho cái tên vui đáo để "Chim khách". Nhiều lần nó báo sai, nhưng cũng rất nhiều lần nó báo có khách là đúng. Hôm nọ nó báo, đúng là chú Chản sang thật. Hôm ấy cả nhà vui. Một sanh canh cua đặc, một niêu cá đầy; húng giũi húng láng, lá lốt, xương xông xanh mâm. Khách và chủ được bữa no nê.

    Lần này, thầy tôi cứ đợi khách mãi đến gần tối; khi dàn nhạc ve ở vườn mít chú Chàng đồng thanh lên tiếng: Ve sầu "e ầu" "u oao"; chàng chèng "chèng chèng"; ve thường "ve ve" cao vút. Chúng đã lột xác đầy vườn. Hết mùa hè thì "gầy xác ve" rồi chết hết, chết la chết liệt..

    Anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm ở suối sau nhà. Qua mấy vườn sắn xanh biếc là đến gần suối. Tiếng nước chảy ào ào. Nước từ núi Tiên giội như thác, trắng xóa, qua suối Cộc xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi dồn về suối xóm Trại chúng tôi. Các chị im lặng mặc cả yếm, cả quần dài ngồi hiền lành kỳ hai cánh tay và cái lưng nõn nà. Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò. Ôi, con suối; con suối khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi tắm thỏa thuê khi ra về tiếng ào ào vọng mãi.

    Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng..

    Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát.

    Ôi cái mùa hè hiếm hoi. Ngày lao xao, đêm cũng lao xao. Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất. Tôi khát khao thầm ước: Mùa hè nào cũng được như mùa hè này!

    (Duy Khán)

    Soạn phần Chuẩn bị đọc:

    (Soạn bài Lao xao ngày hè - Ngữ văn 6 Sánh Chân trời sáng tạo)

    Câu hỏi trang 112

    Theo em, vì sao học sinh thường yêu thích và trông đợi mùa hè? Hãy nói về vẻ đẹp của thiên nhiên hoặc một trải nghiệm đáng nhớ từ một kì nghỉ hè đã qua.

    Trả lời

    - Học sinh thường yêu thích mùa hè và trông đợi mùa hè. Vì

    + Vì mùa hè là khoảng thời gian học trò sẽ được nghỉ học.

    + Vì sau cả năm học, học sinh học tập căng thẳng, cần nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí

    + Vì mùa hè có thời tiết nóng nực, rất thích hợp với việc đi chơi (như về quê thăm ông bà, thăm họ hàng) hoặc đi du lịch, trải nghiệm, tham quan hoặc vui chơi cùng với bạn bè trong xóm.

    - Kể về một trải nghiệm của em:

    (Cách 1: Kì nghỉ hè vừa qua, em được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Khung cảnh làng quê thanh bình, thoáng đãng cùng cánh đồng, vườn cây trù phú của quê nội em thật đẹp.

    Cách 2: Kì nghỉ hè vừa qua em đã được bố mẹ cho đi tham quan đảo Cát Bà. Khung cảnh hòn đảo vô cùng tuyệt vời, bãi cát sạch, mịn trải dài và sóng vỗ rì rào, làn nước biển trong xanh, mát rượi.

    Câu hỏi trong bài: Lao xao mùa hè:

    Câu 1. Trang 113 Các từ "chim ác", "chim xấu" ở đây nhắc đến một từ ngữ đã xuất hiện trong đoạn trước của văn bản, đó là từ nào?

    Trả lời

    Từ ngữ xuất hiện ở đoạn văn bản trước là bồ các (là chim bồ các, cũng gọi là chim ác là).

    Câu 2. Trang 113 Sự khác biệt trong thái độ của nhân vật "tôi" đối với chèo bẻo, quạ, diều hâu và chim cắt giúp em hiểu gì thêm về nhân vật này?

    Trả lời

    Sự khác biệt trong thái độ của nhân vật "tôi" đối với chèo bẻo, quạ, diều hâu và chim cắt cho thấy:

    - Nhân vật tôi rất am hiểu về tập tính của các loài chim, có sự quan sát kĩ lưỡng với từng loài.

    - Nhân vật tôi rất am hiểu làng quê, gắm bó với quê hương

    Câu 3 . Trang 113 Những hiểu biết và cảm nhận của em về các loài chim có gì giống và khác với nhân vật "tôi"

    Trả lời

    So sánh những hiểu biết và cảm nhận của em với nhân vật "tôi" về các loài chim:

    - Giống nhau: Quan sát, hiểu biết của em cũng giống với nhân vật tôi. Đó là mỗi loài chim có đặc tính khác nhau, có loài chim hiền, có loài chim hung dữ, có loài chim có hại, có loài chim có lợi cho con người.

    - Khác nhau: Từ tự quan sát tinh tường và kinh nghiệm có được khi sống ở vùng quê, nhân vật tôi có sự am hiểu vô cùng sâu sắc, tinh tế về các loài chim

    Suy ngẫm và phản hồi

    (Soạn bài Lao xao ngày hè - Ngữ văn 6 Sánh Chân trời sáng tạo)

    Câu 1. Trang 115 Bức tranh cuộc sống trong Lao xao mùa hè được miêu tả qua cảm nhận của ai, theo ngôi kể nào?

    Trả lời

    Bức tranh cuộc sống trong Lao xao mùa hè được miêu tả qua cảm nhận của nhân vật "tôi", theo ngôi kể là ngôi thứ nhất (người kể xưng tôi).

    Câu 2. Trang 115 Hãy liệt kê một số câu văn kể chuyện, miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong văn bản. Theo em, việc kết hợp miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện đã giúp ích gì cho việc thể hiện không khí ngày hè?

    Trả lời

    * Liệt kê một số câu văn kể chuyện, miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong văn bản:

    - Câu tả: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Câu hoa lan nở trắng xóa.. Cho đến lặng lẽ bay đi.

    - Câu kể, tả, biểu cảm: Con diều hâu bay tít lên cao, nó có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm: Đâu có xác chết. Đâu có gà con.. Khi tiếng nó rú lên, tất cả gà chui vào cánh mẹ.

    - Câu kể, tả, biểu cảm Người ta nói chèo bẻo là kẻ cặp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo.

    - Câu kể, biểu cảm: Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất đã cất tiếng gọi người "Chè cheo chét" Chèo bẻo trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!..

    * Việc kết hợp miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện đã giúp cho sự việc kể hiện lên sinh động, sống động, lôi cuốn người đọc, người nghe; đồng thời thể hiện không khí ngày hè trở nên sôi động, tươi đẹp hơn.

    Câu 3. Trang 115 Chỉ ra một số âm thanh, hình ảnh mà theo em, đã góp phần làm nên cái "lao xao ngày hè" trong văn bản này. Từ đó cho biết, người kể chuyện đã cảm nhận cái lao xao ấy bằng những giác quan nào?

    Trả lời

    *Một số âm thanh, hình ảnh đã góp phần làm nên cái "lao xao ngày hè" trong văn bản này là:

    - Âm thanh: Là tiếng kêu của các loài chim "các.. các", "bịm bịp", "chéc chéc", tiếng con gà trống "cực cực", tiếng con vịt bầu "mặc mặc".

    - Hình ảnh:

    + Cảnh ong vàng, ong bò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật.

    + hình ảnh con diều hâu lao xuống như mũi tên, gà mẹ xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu.

    + Cảnh chèo bẻo lao vào đánh diều hâu túi bụi.

    + Cảnh con gà sống đứng ngơ ngác một lúc, rồi mổ mồi để dỗ gà mái.

    + Cảnh vịt bầu đủng đỉnh nhảy xuống vũng bùn..

    * Có thể thấy người kể chuyện đã cảm nhận cái lao xao ấy bằng những giác quan:

    Thính giác, thị giác để thấy những âm thanh, hình ảnh góp phần tạo nên cái lao xao ngày hè.

    => người kể chuyện đã cảm nhận cái lao xao của cảnh vật ngày hè về các loài chim rất tinh tế, tỉ mỉ và vô cùng am hiểu.

    Câu 4 . Trang 115 Xác định chủ đề của văn bản Lao xao ngày hè.

    Trả lời

    Chủ đề văn bản lao xao ngày hè là: Cảnh vật làng quê ngày hè lao xao, sôi động; thể hiện tình yêu với thiên nhiên và sự trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.

    Câu 5. Trang 115 Đọc kĩ đoạn văn:

    Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng..

    Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát.

    Ôi cái mùa hè hiếm hoi. Ngày lao xao, đêm cũng lao xao. Cả làng xóm hình như không ai được ngủ, cùng thức với giời, với đất. Tôi khát khao thầm ước: Mùa hè nào cũng được như mùa hè này!

    Theo em tác giả hồi kí đã thể hiện những cảm xúc gì khi kể về những ngày hè đã qua?

    Trả lời

    Khi kể về những ngày hè đã qua, tác giả của văn bản hồi kí đã thể hiện cảm xúc trong trẻo, vui vẻ, hạnh phúc, sung sướng khi được trải qua những mùa hè tươi vui, êm đềm, bình yên ở quê hương.

    Câu 6. Trang 115 Hãy chia sẻ với bạn về ấn tượng và cảm xúc của em khi đọc Lao xao ngày hè.

    Trả lời

    Sau đọc Lao xao ngày hè của nhà văn Duy Khán, em càng có ấn tượng và hiểu biết cụ thể, sâu sắc về đặc điểm, tập tính, hình dáng của nhiều loài vật, đặc biệt là loài chim. Vào mùa hè, ở làng quê, thế giới các loài chim vô cùng phong phú, sôi động, sống động như con người. Trong thế giới các loài chim cũng có

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * * * Soạn bài tiếp: Soạn Bài Thương Nhớ Bầy Ong - Ngữ Văn 6, Chân Trời Sáng Tạo - Việt Nam Overnight
     
    Admin, Ánh Kiều, Cáoca7 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...