Soạn bài Khan hiếm nước ngọt - Sách Cánh Diều, Ngữ văn 6

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 26 Tháng mười 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    KHAN HIẾM NƯỚC NGỌT

    Nhìn vào bản đồ thế giới, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ lớn nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả. Cảm giác đó khiến nhiều người trong chúng ta tin rằng, thiếu gì thì thiếu chứ con người và muôn loài trên quả đất không hao giờ thiếu nước. Xin được nói ngay rằng nghĩ như vậy là nhầm to. Đúng là hồ mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và đông vật, thực vật quanh ta có thể dùng được. Hai phần ba nước trên hành tinh mà chúng la đang sống là nước mặn. Trong số nước ngọt còn lại thì hầu hết bị đóng hăng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dãy núi Hi-ma-lay-a. Vậy thì con người chỉ có thể khai thác nước ngọt ờ sông, suối, đầm, hồ và nguồn nước ngầm, số nước ngọt như vậy không phải là vô tận, cứ dùng hết lại có mà đang càng ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người. Đủ thứ rác thải, từ rác thải vô cơ, hữu cơ, những thứ rác có thể tiêu hủy được tới những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cả những chất độc hại được vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối. Như vậy là nguồn nước sạch lại càng khan hiếm hơn nữa.

    [​IMG]

    Theo tổ chức Y tế thế giới, trên hành tinh có khoảng hai tỉ người đang sống trong cảnh thiếu nước ngọt để dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Dự báo, tới năm 2015 một nửa dân số trên hành tinh sẽ rơi vào hoàn cảnh không đủ nước để dùng. Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nước nhiều hơn cho mọi nhu cầu của mình, trong khi dân số trên hành tinh sẽ rơi vào hoàn cảnh không đủ nước để dùng. Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến hộ, con người ngày càng sử dụng nước nhiều hơn cho mọi nhu cầu của mình, trong khi dân số thì ngày mỗi tăng lên. Người ta đã tính được những phép tính đơn giản rằng, để có một tân ngũ cốc cần phải sử dụng 1000 tấn nước. Để có mội tấn thịt gà ít nhất cũng phải dùng tới 3500 tấn nước, cần để có một tấn thịt hò thì số nước cần sử dụng cần ghê gớm hơn: Từ 15000 đến 70000 tấn. Rồi còn thứ con vật nuôi, cây trồng khác để phục vụ cho nhu cầu của con người, mà chả có thứ gì mà lại không cần có nước. Thiếu nước, đất đai sẽ khô cằn, cây côi, muôn vật không sống nổi.

    Mà nguồn nước ngọt lại phân bố rất không đều, nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại rất khan hiếm. Ớ nhiều nơi, chẳng hạn vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang, để có chút nước ngọt, bà con ta phải đi xa vài cây số để lấy nước. Các nhà khoa học mới phái hiện ra rằng, ở vùng núi đá này đang có nguồn nước ngầm chảy sâu dưới lòng đất. Để có thể khai thác được nguồn nước này cũng gian khổ và tốn kém vì khắp mọi nơi đều trập trùng núi đá.

    Chớ nghĩ rằng, nơi nào không có sông suối chảy qua thì cứ khoan sâu. Khoan thật sâu xuống lòng đất là có thể lấy được nước. Do việc sử dụng bất hợp lí và rất lãng phí, các nguồn nước ngầm cũng đang cạn kiệt dần. Thì ở khu vực Tây Nguyên, mấy năm nay, vào mùa khô, bà con ta phải khoan thêm rất nhiều giếng mới có thể có nước để dùng hằng ngày đấy thôi. Vùng Ca-ta-lô-nhi-a của Tây Ban Nha bao đời nay, mấy triệu người dân ở đây vẫn sống nhờ nước ngầm. Nay nguồn nước này đang cạn kiệt tới mức Nhà nước phải đàm phán với Pháp để dẫn nước ngọt từ sông Rôn sang nước mình. Nói như vậy để thấy mục tiêu mà Nhà nước ta đề ra trong chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn là phấn đâu để đến năm 2010 sẽ có 85% dân cư sông ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (60 lít/người mỗi ngày), và tới năm 2020 thì tất cả người dân sống ở nông thôn đều được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Để đạt được mục tiêu này cần một cuộc phấn đấu gian khổ, để có nước ngọt để dùng ở các vùng rộng lớn như vùng cao, vùng sâu, vùng xa - nơi địa hình phức tạp, mức sống của người dân cồn rất thấp, đã rất khó huống chi phải có nước sạch, hợp vệ sinh cho sinh hoạt hằng ngày của người dân.

    Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và để có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt để dùng, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.

    (Theo Trịnh Văn, Báo Nhăn dân, số ra ngày 15-6-2003)

    [​IMG]


    * Tác giả: Trịnh Văn.

    * Tác phẩm

    - Xuất xứ: Theo báo Nhân Dân (2003).

    - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

    - Các luận điểm:

    + Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt

    + Hiện tượng khan hiếm nước ngọt

    + Bài học nhận thức cho con người

    - Giá trị nội dung

    Văn bản nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới. Từ đó nhắc nhở con người phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước ngọt.

    - Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.

    Hướng dẫn Soạn bài Khan hiếm nước ngọt - Sách Cánh Diều – ngữ văn 6

    I. Chuẩn bị

    * Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiên với động vật? Để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này (tìm hiểu các thông tin về nhan đề, đề tài, người viết định bảo vệ hay phản đối ý kiến gì)

    - Nhan đề cho biết nội dung, đề tài của bài viết là sự khan hiếm nước ngọt trong cuộc sống ngày nay. Tên văn bản chính là nội dung của văn bản.

    - Đề tài: Thực trạng nguồn nước trên thế giới

    - Trong văn bản này, người viết phản đối vấn đề: Con người và muôn loài trên quả đất không bao giờ thiếu nước.

    - Vấn đề bài viết nêu lên có liên quan đến cuộc sống hiện nay của chúng ta vì thực thực tế cho thấy nguồn nước ngọt trên thế giới đang ngày càng khan hiếm hơn. Từ đó, bài viết nhằm nâng cao ý thức bản thân trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

    - > văn bản cho em hiểu thêm được vai trò của nguồn nước và thực trạng nguồn nước trên thế giới.

    *Đọc trước văn bản Khan hiếm nước ngọt; liên hệ với những hiểu biết của bản thân về nước, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi sau: Hằng ngày, em vẫn sử dụng nước, hãy giải thích cho mọi người rõ sự khác nhau giữa: Nước, nước mặn, nước ngọt, nước sạch. Nguồn nước nhà em đang sử dụng trong sinh hoạt là loại nước nào?

    Các thuật ngữ nước, nước mặn, nước ngọt, nước sạch khác nhau ở tính chất hóa lí, vai trò, tác dụng của chúng.

    - Nước: Là một hợp chất, có đặt tính không màu không mùi không vị

    - Nước mặn: Nước có vị mặn, chứa hàm lượng muối cao, có nước mặn tự nhiên (nước biển), nước mặn nhân tạo

    - Nước ngọt: Có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết, trong nước ngọt chứa ít hơn 0, 5 phần nghìn các loại muối hòa tan. Các khối nước ngọt trong tự n
    hiên như hồ và ao, sông, một số khối nước ngầm, kênh đào, hào rãnh và hồ chứa nước nhân tạo. Nguồn chủ yếu tạo ra nước ngọt là giáng thủy từ khí quyển trong dạng mưa hay tuyết.

    - Nước sạch: Là nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đáp ứng được các tiêu chí quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và có thể dùng để ăn uống ngay sau khi đun sôi.

    *Nếu phải trình bày trước lớp ba tác dụng của nước ngọt, em sẽ nêu những tác dụng nào?

    - Trong tất cả các chất trong vũ trụ, nước có vai trò quan trọng nhất. Đây là nguồn thiết yếu với sự sống con người, vạn vật, giúp duy trì sự sống của con người

    - Dùng để tưới tiêu, duy trì sự sống của thực vật

    - Thiếu nước đất đai khô cằn, không thể làm ăn sản xuất hay bất kì điều gì, động vật không thể sinh sống.

    [​IMG]

    2. Đọc hiểu

    Câu hỏi giữa bài

    Câu 1 trang 51 Ý chính của phần mở đầu là gì? Nó liên quan với tên văn bản như thế nào?

    Trả lời:

    - Ý chính của phần mở đầu là khẳng định mọi người đang nghĩ sai rằng con người và muôn loài không bao giờ thiếu nước (câu cuối đoạn 1)

    - Nhan đề tên văn bản chính là nội dung chính của của nó: Khẳng định thế giới đang khan hiếm nước ngọt

    Câu 2 trang 52 Các câu in nghiêng ở phần 2 dùng để phản đối ý kiến nào?

    Trả lời:

    Các câu in nghiêng ở phần 2 dùng để phản đối ý kiến: Con người và muôn loài không bao giờ thiếu nước, thể hiện qua dẫn chứng: Tác giả chỉ ra rằng nước mà mọi người thấy đều là nước mặn không phải nước mà con người và động vật có thể sử dụng được.

    Câu 3 trang 52 Chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2?

    Trả lời:

    Những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2:

    - Lí lẽ: Bề mặt quả đất mênh mông là nước nhưng đó là nước mặn chứ không phải nhưng không phải nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được.

    - >Dẫn chứng: Hầu hết nước trên hành tinh là mặn; nước ngọt còn lại ở Bắc Cực, Cực, trên núi Himalaya bị đóng băng; con người khai thác bừa bãi, xả bỏ rác thải, chất độc lại cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối lại ngày càng khan hiếm hơn nữa.

    - Lí lẽ: Tình trạng thiếu nước gia tăng do cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình.

    Dẫn chứng: Con người ngày càng sử dụng nước ngọt nhiều hơn, dân số tăng lên; một tấn ngũ cốc phải sử dụng 1000 tấn nước, một tấn khoai tây cần từ 500-1500 tấn nước; để có một tấn thịt gà ít nhất cũng phải dùng tới 3500 tấn nước; để có một tấn thịt bò thì số nước cần sử dụng còn ghê gớm hơn 15000 đến 70000 tấn; vật nuôi, cây trồng khác đều cần nước ; thiếu nước, đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi

    - Lí lẽ: Nguồn nước khan hiếm nhưng lại phân bố không đều.

    Dẫn chứng: Vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang thiếu nước ngọt bà con còn phải đi xa vài cây số để lấy nước; khắp nơi đều tràn ngập núi đá.

    Câu 4 trang 53 Phần 3 có vai trò gì trong văn bản nghị luận này?

    Trả lời:

    Phần 3 có vai trò đưa ra lời khuyên, giải pháp, phương hướng giải quyết cho vấn đề khan hiếm nước ngọt trong văn bản nghị luận này: Khai thác các nguồn nước ngọt; sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.

    [​IMG]

    Câu hỏi cuối bài

    Câu 1. Trang 53 Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về vấn đề gì? Vấn đề có được nêu khái quát ở phần nào? Tên văn bản và vấn đề đặt ra trong có liên quan như thế nào?

    Trả lời

    - Văn bản nói về vấn đề tình trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới

    - Vấn đề đó được nêu khái quát ở phần 1, thông qua việc phản bác ý kiến thế giới không thiếu nước ngọt.

    - Tên văn bản chính là nội dung chính của văn bản, là vấn đề cần làm sáng tỏ trong văn bản

    Câu 2. Trang 53 Theo tác giả, có những lí do nào khiến nước ngọt ngày càng khan hiếm? Liệt kê ra vở các lí do theo bảng sau:

    Trả lời:

    - Hiện tượng: Nước ngọt ngày càng khan hiếm

    - Lí do:

    + Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra

    + Đủ thứ rác thải, có những rác thải tiêu hủy được nhưng có những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cẩ những chất độc hại cứ ngấm vô đất, thải ra sông suối

    + Số nước ngọt còn lại thì bị đóng băng.

    + Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình.

    + Nước ngọt phân bố không đồng đều, có nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại khan hiếm, khó khai thác.

    Câu 3. Trang 53 Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì và được thể hiện rõ nhất ở câu văn, đoạn văn nào? Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả không?

    Trả lời:

    - Mục đích của tác giả khi viết văn bản này là để mọi người biết thực trạng nguồn nước ngọt càng ngày khan hiếm trên thế giới và nhắc nhở, cảnh báo con người cần thay đổi ý thức để sử dụng hợp lí và bảo về nguồn nước.

    - Mục đích viết này được thể hiện rõ nhất ở nhan đề, đoạn 1 và 3.

    - Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản rất tiêu biểu, thuyết phục và được sắp xếp lô gic nên đã làm rõ được mục đích của tác giả, đó là thấy rõ vấn đề: Nguồn nước ngọt ngày các khan hiếm.

    Câu 4. Trang 53 Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề nước ngọt?

    Trả lời:

    Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ là:

    - Đề cao vai trò, tầm quan trrọng của nguồn nước ngọt

    - Trân trọng nguồn nước ngọt tự nhiên

    - Phê phán những hành động làm ô nhiễm, khan hiếm nước ngọt

    - Nhắc nhở, khuyên nhủ mọi người biết sử dụng nguồn nước ngọt hợp lí

    Câu 5. Trang 53 So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được những gì?

    Trả lời:

    So với những điều em đã biết về vấn đề nước ngọt, nước sạch, văn bản cho em hiểu thêm:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 6. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) về chủ đề môi trường, có sử dụng thành ngữ "nhiều như nước"

    Trả lời:

    Thế giới càng phát triển, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó, môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện tượng chặt phá cây rừng, khai thác trái phép động vật quý hiếm, xả rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất bừa bãi ra môi trường đang là vấn đề

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    ** Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Trang 54 - 55 Ngữ Văn Lớp 6 - Cánh Diều - Việt Nam Overnight
     
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng mười 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...