A. Thế nào là đại từ I. Soạn bài - Trả lời câu hỏi trang 55. Sgk - Ngữ Văn 7 1. Từ nó để chỉ "em tôi". Từ nó trong đoạn b chỉ "con gà của anh Bốn Linh. - Dựa vào ngữ cảnh, và thông tin của câu phía trước từ nó 2. Từ thế đoạn văn ba trỏ: Hành động thúc giục chia đồ chơi của mẹ Thành, Thủy - Dấu hiệu nhận biết: Nhờ vào đoạn đối thoại trước đó 3 . Từ ai trong bài ca dao nhằm mục đích hỏi 4. Những từ nó, thế, ai đóng vai trò là chủ ngữ, vị ngữ trong câu, phụ ngữ của động từ. II. Kết luận - Kiến thức cơ bản Đại từ dùng để chỉ trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ B. Các loại đại từ I. Soạn bài – Trả lời câu hỏi SGK. Trang 55, 56 1. Đại từ dùng để trỏ A, Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày.. trỏ người B, Các từ bấy nhiêu, bấy trỏ số lượng C, Các từ vậy, thế để trỏ hoạt động, tính chất 2. Đại từ để hỏi A, Các đại từ (ai, gì) để hỏi về người B, Đại từ (bao nhiêu, mấy) để hỏi về số lượng C, Đại từ (sao, thế nào) hỏi về hoạt động, tính chất sự việc II. Kết luận – Kiến thức cơ bản Các loại đại từ: - Đại từ để trỏ: + Trỏ người, sự vật + Trỏ số lượng + Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc - Đại từ để hỏi dùng để + Hỏi về người, sự vật + Hỏi về số lượng + Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc *Ví dụ - đặt câu có đại từ: - Chiếc áo này của ai? - Chiếc túi xách này có giá bao nhiêu? - Sao không đi chơi vào tối nay? *Lưu ý: - Đại từ thường được hiểu nôm na là những từ thay thế. Đây là lớp từ không thuần nhất, tức bao gồm rất nhiều tiểu loại khác nhau. – Có nhiều yếu tố được đại từ hóa dùng để xưng hô, như: + Những từ nguyên là danh từ đã trở thành đại từ thực sự: Tôi, tớ, mình, hoặc còn dấu ẩn danh từ khá rõ: Chàng, nàng, thiếp, người, ngài người ta.. + Những danh từ lâm thời đảm nhận chức năng đại từ, đó là những từ chỉ người thuộc quan hệ gia tộc, thân thuộc như: Cu, ông, bà, cha, mẹ, bác, cậu, cô, dì, mợ, thím, anh, chị, em, con, cháu, - Đại từ chỉ định: Là những đại từ trỏ nơi chốn, thời điểm xác định (định vị về thời gian, không gian) như: Đây, đó, đây, nãy, này, nọ, ấy.. + Thường đi kèm, hạn định thời gian hiện tại (theo nghĩa rộng) Ví dụ: Đây nay, ngày nay, hôm nay.. + Hạn định thời gian gần mà sự việc vừa xảy ra, ví dụ: Hồi nãy, lúc nãy.. - Nghĩa của một số đai jtừ cơ bản: + Nọ chỉ định thời gian thuộc về quá khứ, thời gian xảy ra trước so với lời điểm nói, ví dụ: Hôm nọ, dạo nọ, ngày nọ.. Nọ cũng có thể đi kèm từ vị rí để chỉ một vị trí chưa thật xác định ; chỗ nọ, chỗ kia, nơi nọ, nơi kia. +Này: Trong một thời điểm, một vị trí xác định, gần với người nói, ví dụ: Chỗ này, giờ này, lúc này, buổi này.. +Kia: Chỉ định thời gia, không gian ở xa. Ví dụ: Hôm kia chỉ thời gian xảy ra trước lúc đang nói một hôm (thuộc về quá khứ).. Ngày kia chỉ thời gian sau thời điểm nói một ngày (thuộc về tương lai). - Căn cứ vào vị trí từ gần đến xa thì thấy: Này, ấy, đó, kia Ví dụ: + lúc này, lúc ấy +chỗ này, chỗ ấy (đó), chỗ kia C. Luyện tập Bài 1 (trang 56) A. Tìm và xếp đại từ vào từng nhóm: - Ngôi 1: +Số ít: Tôi, tớ, mình, ta +Số nhiều: Chúng tôi, chúng tớ, chúng mình, chúng ta - Ngôi 2: +Số ít: Anh, chị, mày +Số nhiều: Các anh, các chị, chúng mày - Ngôi 3: +Số ít: Nó +Sô nhiều: Chúng, chúng nó B. Đại từ mình trong câu" Cậu giúp mình với nhé "Dùng để trỏ ngôi thứ nhất (chỉ người nói) - Mình trong câu ca dao không trỏ ngôi thứ nhất mà trỏ ngôi thứ hai Bài 2 (trang 56) Lấy ví dụ về đại từ xưng hô: - Cháu chào bác ạ. - Con mời ông bà xơi cơm. - Chị cho em hỏi bài toán này nhé! - Hôm nay, bố mẹ có đi làm không ạ? Bài 3 (trang 56) Đặt câu có đại từ trỏ chung: (*Cần lưu ý: Đại từ trỏ chung có nghĩa là: Ghĩa là không dùng để hỏi mà dùng nêu ý kiến, khẳng định; và dùng để trỏ chung chung, hoặc trỏ tất cả) - Sao mà tôi nhớ được - Ai cũng thích được khen. - Làm sao mà tôi biết được hôm nay bạn vừa ăn gì. - Ta quý bạn bao nhiêu thì bạn sẽ quý ta bấy nhiêu. Bài 4 (trang 56) Việc xưng hô với các bạn cùng lớp tùy thuộc vào hoàn cảnh - Khi thân mật, xã giao có thể xưng hô: Mình- cậu, tớ- cậu, mình- bạn - Khi suồng sã, đùa nghịch: Mày- tao - Khi nghiêm túc, trang trọng: Tôi- bạn Bài 5 (trang 56) - Trong tiếng Việt, các đại từ mang sắc thái biểu cảm, bộc lộ thái độ một cách tương đối rõ - Đối với tiếng nước ngoài thì không biểu thị sắc thái biểu cảm này. D. Bài tập đọc hiểu, câu hỏi nâng cao Bài 1. Trong câu" Tôi đi đứng oai vệ ", đại từ" tôi "thuộc ngôi thứ mấy? Trả lời: - Ngôi 1, số ít Bài 2. Tìm đại từ trong câu ca dao" Ai làm cho bể kia đầy ". Cho biết đó là đại từ loại nào? Trả lời: - Ai -> đại từ để hỏi Bài 3. Tìm đại từ trong các ngữ liệu dưới đây: A, Đó là: Không trông thấy tôi nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn: - Mày nói gì? - Lạy chị, em nói gì đâu? B, Mình về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người. C, Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà! Cháu cười híp mí Má đỏ bồ quân - Thôi chào đồng chí Cháu đi xa dần.. Trả lời: Các đại từ nhân xưng: A, tôi; chị, mày, em B, mình- ta C, cháu, chú, đồng chí Bài 4. Hãy lấy ví dụ và so sánh về đại từ xưng hô trong tiếng Anh và tiếng Việt, hoặc tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác. Trả lời: Đại từ trong tiếng Việt và tiếng Anh khác nhau. Trong tiếng Anh đại từ nhân xưng biểu thị một phạm trù ngữ pháp của ngôi mà hệ thống từ này trong tiếng Anh, tạo các hình thái I, you, he, she, it, they và các biến thể như me, mine, yours, him.. Ngược lại, tiếng Việt đa dạng về đại từ nhân xưng, đại từ nhân xưng trong tiếng Việt còn thể hiện cảm xúc, thái độ, vai vế của người nói với người nghe Các đại từ: Anh, tôi, cháu, bác, ông, bà.. Bài 5. Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ thay thế cho từ ngữ nào: Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc: - Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh? (câu 1) - Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm? - Bắc nói. (câu 2) - Tớ cũng thế. (câu 3) Trả lời: - Câu 1: Từ bạn thay thế cho từ Bắc. - Câu 2: Tớ thay thế cho Bắc, cậu thay thế cho Nam. - Câu 3: Tớ thay thế cho Nam, thế thay thế cụm từ được điểm 10. Bài. Đọc các câu sau: Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin: - Xin ông thả cháu ra. Sói trả lời: - Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy? (Theo Lép Tôn- xtôi). A) Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên. B) Cho biết các địa từ đó thuộc loại nào? Trả lời: A) Ông, cháu, ta, mày, chúng mày. B) Đại từ nhân xưng Bài 7. Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại: A) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ. B) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước. C) - Tú ơi! Bài kiểm tra Toán hôm nay bạn được mấy điểm? - Tớ được điểm 10. Còn bạn được mấy điểm? - Tớ cũng được điểm 10. Trả lời: A) Thay từ con quạ (thứ 2) bằng từ nó. B) Thay từ T ú (thứ 2) bằng từ cô. C) Thay cụm từ" được mấy điểm "ở dòng 2 bằng từ" thì sao "; thay cụm từ" được điểm 10 "ở dòng 3 bằng từ" cũng thế ". Bài 8. Hãy đặp câu có ặt câu có đại từ theo yêu cầu A. Đặt câu có đại từ để hỏi (ai, gì, sao, bao nhiêu, thế nào) B. Đặt câu có đại từ chỉ số lượng (cả, tất cả, tất thảy, hết thảy) Trả lời: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem *** Mời các em đọc bài tiếp theo: Sông núi nước Nam: Soạn bài – Kiến thức cơ bản – Đề ôn tập, đọc và trả lời câu hỏi –Ngữ Văn 7 Chúc các em học tốt. Thân ái. Pikachu!