Soạn bài: Đặc điểm của văn biểu cảm - Cách làm bài văn biểu cảm - Ngữ Văn 8

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 2 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    A. Soạn bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm

    I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm

    1. Trả lời câu hỏi SGk/86


    Câu hỏi 1:

    Đọc văn bản: Tấm gương


    Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù kẻ đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó.

    Nếu ai có bộ mặt không được xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối, nịnh xằng là đẹp. Nếu ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, sẻ chia cho người đỡ buồn phiền sầu khổ.

    Là người, ai dám tự bảo mình là trong sáng, suốt đời như tấm gương kia. Thiếu gì kẻ ác độc, nịnh hót, hớt lẻo, dối trá, có kẻ còn tham lam mà bảo trắng là đen, gọi xấu là tốt đấy sao.

    Không một ai mà không soi gương, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Soi gương nhiều nhất có lẽ là các chị chúng ta, những cô gái càng xinh đẹp thì càng thích soi gương.


    Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú Hoa sen giếng ngọc nổi tiếng bao đời. Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sông, có soi vào dòng nước để tủi cho khuôn mặt mình, nên đành gửi lòng vào tiếng hát cho say đắm lòng cô gái cấm cung và bao người khác nữa.. thành câu chuyện đau buồn.

    Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn.

    Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai.


    (Theo Băng Sơn)

    Trả lời câu hỏi:

    a) Bài văn tấm gương biểu đạt tình cảm gì?

    Trả lời:

    - Bài văn Tấm gương ca ngợi, biểu dương tính trung thực, ghét, lên án, phê phán thói xu nịnh, dối trá của con người. Đó là tình cảm chủ yếu mà bài văn tập trungg biểu đạt.

    b) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?

    Trả lời:

    - Để biểu lộ tình cảm, tác giả dùng các cách biểu cảm:

    +Tác giả bài văn đã chọn hình ảnh tấm gương, mượn hình ảnh tấm gương là cơ sở để bộc lộ mục đích biểu cảm vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi thứ xung quanh. Nói cách khác, tác giả ví tấm gương với người bạn trung thực để ca ngợi phẩm chất trung thực. Đây là cách chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tư tưởng, tình cảm.

    +Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi trung thực

    c) Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần Mở bài và Kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? Phần Thân bài đã nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan tới chủ đề bài văn như thế nào?

    Trả lời:

    *Bài văn có bố cục 3 phần:

    - Mở bài: Từ đầu ⟶ trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó

    Mở bài nêu phẩm chất của tấm gương bằng cách giới thiệu mở ra việc nói về tính trung thực

    - Thân bài: Tiếp theo đến.. mà lòng không hổ thẹn: Nói về đức tính của tấm gương.

    - Kết bài (đoạn cuối) : Khẳng định lại phẩm chất của tấm gương, kết lại giá trị tính trung thực.

    *Mở bài và Kết bài tương ứng với nhau về nội dung, mục đích biểu đạt, ý nghĩa, thông điệp của bài.

    * Phần thân bài nói về các đức tính của tấm gương, hướng tới làm nổi bật chủ đề của bài văn. Đó là:

    - Gương luôn trung thực không nhìn đen nói trắng như những kẻ xu nịnh.

    - Không một ai mà không soi gương.

    - Hạnh phúc nhất là có tâm hồn đẹp để soi vào gương lương tâm mà không hổ thẹn.

    * Cùng các dẫn chứng: Hai tấm gương tiêu biểu về Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng, người đáng thương, nhưng nếu soi gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật

    *Những ý đó gắn bó mật thiết với chủ đề và làm nổi bật chủ đề của bài văn.

    d) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn?

    Trả lời:

    - Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài rất rõ ràng và chân thực, không thể bác bỏ. Điều đó bài văn đã tạo sự xúc động chân thành trong lòng người đọc.

    - Hình ảnh tấm gương có sức kêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn


    Câu hỏi 2

    Đọc đoạn văn:

    Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?

    (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

    Câu hỏi: Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình?

    Trả lời:

    Đoạn văn biểu cảm nỗi đau khổ của đứa con khi mẹ đi xa, phải sống với người khác, bị hắt hủi, bị ngược đãi, mong muốn mẹ về để được giải thoát. Đó là tình cảm cô đơn, tủi buồn, mong nhớ mẹ, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm từ mọi người, nhất là họ hàng bên nội.

    - Tình cảm này được biểu thị một cách trực tiếp qua tiếng kêu, tiếng gọi, lời than, câu hỏi biểu cảm của bé Hồng: "Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Mẹ có biết không?


    2. Kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ:

    - Mỗi bài văn biểu cảm đều tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu

    - Để biểu đạt tình cảm trong sáng, chân thực, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng hoặc biểu lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.

    - Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần.

    *Lưu ý: Phần mở bài và kết bài tương ứng với nhau về ý đều khái quát và khẳng định chủ đề văn bản. Phần thân bài tập trung nói về các đức tính của tấm gương, hướng tới làm nổi bật chủ đề của bài văn.


    II. Luyện tập

    a. Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Vì sao tác giả gọi hoa phương là hoa – học – trò?

    Trả lời:


    * Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ trường, nhớ bạn của những học sinh trong kì nghỉ hè phải chia xa.

    * Tác giả không tả phượng như 1 loài hoa nở vào mùa hè, mà chỉ mượn hoa phượng để nói đến cuộc chia xa của học trò, từ hoa phượng, hóa thân vào phượng để thổ lộ tâm tình buồn, nhớ, mong với những trạng thái cảm xúc được biểu hiện khác nhau: Từ bối rối, xao xuyến, buồn nhớ đến trống trải, xa vắng, nỗi niềm cô đơn, bâng khuâng, nhung nhớ, dỗi hờn.

    Như vậy, việc miêu tả hoa phượng có vai trò là hình ảnh biểu tượng cho mùa chia lí: Khi hoa phượng nở cũng là lúc hè về, lúc học trò phải chia tay.

    * Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò là bởi vì:

    - Tuổi học trò ai cũng thích hoa phượng, nhặt những cánh phượng rơi ép vào trang sách làm kỉ niệm.

    - Hoa phượng nở báo hiệu hè đến, kết thúc một năm học, dấu hiệu của sự chia tay.

    - Cây phượng gắn bó với mái trường, học trò. Là người bạn thân thiết với mỗi người học sinh.

    - Trong sự biểu hiện về hoa phượng có hình ảnh của học trò, chúng là" nhân chứng "cho những tình cảm trong sáng tuổi học trò, là người bạn xuyên suốt quãng đời học trò..

    Như vậy, hoa phượng gắn liền với nỗi niềm tuổi học trò nên gọi là hoa – học - trò là một cái tên rất hay, rất ý nghĩa, thân thhương, đáng yêu. Qua đó, thể hiện tình cảm xao xuyến, những kỉ niệm với mái trườngcủa tuổi học trò gắn bó.

    Nhà văn Xuân Diệu đã biến hoa phượng - một loại hao nở rộ vào dịp kết thúc năm học thành biểu tượng của sự chia ly ngày hè đối với học trò qua hình ảnh ẩn dụ


    b. Hãy tìm mạch ý của bài văn.

    Trả lời:

    Bài văn có ba ý gắn với 3 đoạn:

    - Đoạn 1: Hoa phượng gợi nhớ lại mùa hè chia tay trong lòng những học trò.

    - Đoạn 2: Phượng chứng kiến mọi hoạt động học tập, vui chơi, mọi buồn vui của học trò

    Đoạn 3: Phượng khốc, buồn, mơ vì nhớ các bạn.


    c. Bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?

    Trả lời:

    Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp để mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc.

    - Biểu cảm gián tiếp ở chỗ: Tác giả dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm, cảm xúc của con người, phượng gợi nhắc tới những nỗi buồn xa trường, xa lớp.

    - Biểu đạt trực tiếp: Là những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả:" Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt.. Nhớ một trưa hè gà gáy khan.." "Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao".

    Đây là sự kết hợp khéo léo, hợp lý, hiệu quả của hai phương thức biểu đạt.


    B. Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

    I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm


    1. Đề văn biểu cảm

    A. Trả lời câu hỏi SGK/88

    Cho các đề như sau:

    (1) Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây) quê hương.

    (2) Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

    (3) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

    (4) Vui buồn tuổi thơ.

    (5) Loài cây em yêu.


    Trả lời: Đối tượng biểu cảm và tình cảm biểu hiện trong từng đềlà

    (1) Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.

    - Đối tượng biểu cảm: Dòng sông quê hương.

    - Tình cảm biểu cảm: Tình yêu dòng sông, những kỉ niệm về dòng sông.

    (2) Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

    - Đối tượng biểu cảm: Đêm trăng trung thu.

    - Tình cảm biểu hiện: Sự vui thích về đêm trung thu, lòng biết ơn đối với sự quan tâm của các người lớn.

    (3) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

    - Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ.

    - Tình cảm biểu hiện: Cảm nghĩ: Hiền lành, thân yêu, độ lượng, ấm áp.


    (4) Vui buồn tuổi thơ.

    - Đối tượng: Những ki niệm tuổi thơ.

    - Tình cảm biểu hiện: Những vui buồn và suy nghĩ về những kỉ niệm đó.

    (5) Loài cây em yêu.

    - Đối tượng biểu cảm: Giống cây mà em thích nhất.

    - Tình cảm biểu hiện: Tình cảm, ý nghĩ về giống cây đó


    b. Kiến thức cần ghi nhớ:

    - Đề văn biểu cảm gồm hai phần: Đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho toàn bài

    2. Cách làm bài văn biểu cảm

    a. Trả lời câu hỏi SGK/88

    Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

    (1), Tìm hiểu đề và xác định ý

    *Tìm hiểu đề:

    - Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: Nụ cười của mẹ

    - Hình thức: Phát biểu cảm nghĩ

    - Cảm xúc bao trùm: Yêu thích, hạnh phúc, ấm lòng.

    * Tìm ý

    - Các trường hợp em nhìn thấy nụ cười của mẹ (khi em vui chơi, khi em ngoan ngoãn, khi em học hành tiến bộ..

    - Các biểu hiện, sắc thái cảm xúc của mẹ khi cười:

    +Nụ cười vui thương yêu

    +Nụ cười khuyến khích, khích lệ, cổ vũ

    +Nụ cười an ủi

    + Nụ cười động viên, tha thứ


    - Những tình cảm, suy nghĩ khi nhìn nụ cười ấy (vui, hạnh phúc, ấm lòng).

    - Những khi vắng nụ cười của mẹ

    - Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ. Nụ cười ấm lòng.


    (2), Lập dàn ý

    - Nụ cười của mẹ mỗi khi con làm mẹ hài lòng (học tập tiến bộ, biết giúp đỡ mẹ, giúp gia đình, biết quan tâm đến người khác

    - Nụ cười mẹ khích lệ từng bước trưởng thành của con

    * Mở bài: Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ. Nụ cười ấm lũng.

    * Thân bài: Nêu những biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ.

    - Nụ cười của mẹ hồi con còn thơ bé

    - Nụ cười vui thương yêu, khuyến khích em học tập

    - Nụ cười của mẹ mỗi khi con làm mẹ hài lòng (học tập tiến bộ, biết giúp đỡ mẹ, giúp gia đình, biết quan tâm đến người khác

    - Nụ cười mẹ khích lệ từng bước trưởng thành của con


    - Những khi vắng nụ cười của mẹ thì em thấy buồn, cô đơn, trống trải

    * Kết bài: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ


    (3), Viết bài

    Trên cơ sở của dàn ý, các em viết thành bài văn hòa chỉnh.

    Đoạn mở bài mẫu:


    Tươi cười là điều quan trọng trong c uộc sống, một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Nụ cười sẽ mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh ta. Với tôi, đẹp nhất là nụ cười của mẹ tôi.

    Đoạn kết bài mẫu:

    Tình mẫu tử là thiêng liêng, vô giá. Nụ cười của mẹ là một trong những biểu hiện đẹp đẽ của tình yêu thương vô bờ bến dàng cho con. Tôi tự hứa sẽ luôn yêu thương, kính trọng cha mẹ, chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng công ơn cha mẹ.


    b, Kiến thức trọng tâm cần nhớ:

    * Yêu cầu: Phải đặt mình vào trong tình huống mà đề bài gợi ra để có những xúc cảm cụ thể, chân thực; t ừ tình huống đã xác định mới tiến hành tìm ý, lập dàn ý. Lựa chọn hoặc kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp: Gián tiếp hay trực tiếp, hay kết hợp cả hai.

    *Các bước làm một bài văn biểu cảm

    - Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
    Xác định đối tượng biểu cảm; Xác định định hướng tình cảm cần thể hiện.

    -Bước 2: Lập dàn bài. Sắp xếp các ý trong từng phần sao cho lô-gic, hợp lí, đúng chủ đề.

    -Bước 3: Viết thành văn: Viết thành bài theo bố cục 3 phần, diễn đạt các ý (các cung bậc, diễn biến, sắc thái tình cảm) theo trình tự đã dự tính trong bước 2.

    -Bước 4: Kiểm tra lại bài viết: Đọc lại toàn bộ bài viết, đánh dấu những chỗ cần sửa chữa, bổ sung về nội dung, hình thức, chú ý tính liên kết, mạch lạc.


    *Lưu ý: Bài văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.

    II. Luyện tập

    a. Bài văn biểu đạt tình cảm gắn bó, niềm tự hào về quê hương

    *Có thể đặt một số nhan đề:

    - An Giang quê mẹ, Tình quê hương.

    b. Dàn ý

    *Mở bài: Giới thiệu tình yêu quê hương thắm thiết của tác giả

    * Thân bài: Biểu hiện tình yêu mên quê hương:

    - Yêu quê từ tuổi thơ với
    khung cảnh quê nhà êm ả, thanh bình về những ngọn núi, dòng sông, cánh đồng, rẫy khoai mì, con đường trải đá.

    - Thương sự đau thương và yêu truyền thống đấu tranh anh hùng của quê hương: Ngợi ca những tâm hồn vĩ đại, các chiến sĩ can trường; thương những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương

    *Kết bài: Khẳng định tình yêu quê hương sâu đậm:

    Khi đã khôn lớn quay về, tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành: Xứ xở mình càng ngày càng đẹp hơn. Tác giả thấy quê mình lại càng đẹp hơn.

    c) Phương thức biểu cảm của bài văn:

    - Vừa biểu cảm trực tiếp nỗi lòng mình vừa biểu cảm gián tiếp khi nói đến thiên nhiên tươi đẹp và con người anh hùng của quê hương.


    C. Đề ôn tập, kiểm tra tập làm văn (Ngữ văn 7)

    Cho đoạn văn sau:

    Hồ Chí Minh là cái sản phẩm trong sáng nhất của giống nòi. Cụ Hồ là tinh hoa của trăm đời để lại. Vì sao chúng ta cảm động không nói được nên lời, khi nhìn thấy Hồ Chủ tịch? Vì sao dân chúng thấy mặt Cụ như con thấy mẹ, sung sướng giơ hai tay mừng đón, ai nấy mặt mày hớn hở, trong lòng thỏa thuê? Há chẳng phải vì Hồ Chủ tịch kết tinh được muôn cái gì hay đẹp nhất của mỗi người Việt Nam, há chẳng phải vì Cụ Hồ là hiện thân của dân tộc?

    Câu hỏi:

    1) Tình cảm nổi bật trong đoạn văn trên là gì?

    2) Tác giả bày tỏ tình cảm bằng cách nào?

    3) Một bài văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?


    Trả lời:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * * * Bài soạn + Đề ôn tiếp theo: Soạn bài: Bánh trôi nước – Đề kiểm tra: Hoàn cảnh sáng tác, thể loại, thành ngữ, từ trái nghĩa

    Chúc các em học tốt. Pikachu!
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng chín 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...