Soạn bài: Con là ... Ngữ văn 6, Sách chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 3 Tháng mười hai 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Kiến thức Ngữ Văn

    *Tác giả:

    - Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước. Quê ở tỉnh Cao Bằng, ông là người dân tộc Tày.

    - Năm 2007 ông được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đây quả là một giải thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà.

    - Phong cách sáng tác: Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.

    [​IMG]

    *Tác phẩm:

    - Xuất xứ: Trích trong tập Đàn then, NXB Hội Nhà văn 1996.

    - Thể loại: Thơ tự do.

    - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

    - Bố cục :3 phần

    +Phần 1 (Khổ 1) : Con là nỗi buồn của cha.

    +Phần 2 (Khổ 2) : Con là niềm vui của cha.

    +Phần 3 (Khổ cuối) : Con là sợi dây hạnh phúc của cha mẹ.

    - Giá trị nội dung

    Bài thơ Con là.. của Y Phương thể hiện tình yêu thương sâu sắc, rộng lớn người cha dành cho con và ý nghĩa của người con trong cuộc sống của cha.

    - Giá trị nội dung

    Thể thơ tự do kết hợp với các biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc

    * Đặc điểm của thơ

    - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

    - Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và tượng thanh trong thơ.

    - Có phân dòng và vần hiệp lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu.. làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thẩm sâu của ý thơ.

    - Phân loại: Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời; Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện) ; Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài;..

    *Biện pháp tu từ:

    -Điệp ngữ: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: Nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc.. và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

    - So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn; giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn

    - Tương phản: là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

    Con là..

    Con là nỗi buồn của Cha

    Dù to bằng trời

    Cũng sẽ được lấp đầy

    Con là niềm vui của Cha

    Dù nhỏ bằng hạt vừng

    Ăn mãi không bao giờ hết

    Con là sợi giây hạnh phúc

    Mảnh hơn sợi tóc

    Buộc cuộc đời Cha vào với Mẹ.

    (Y Phương)

    Hướng dẫn Soạn bài Con là.. Ngữ văn 6, Sách chân trời sáng tạo

    Câu 1 (trang 35 SGK) Chỉ ra những đặc điểm của thơ qua văn bản trên.

    Trả lời:

    - Những đặc điểm của thơ ta có thể thấy qua văn bản trên là: Cả bài có phân dòng, và được chia thành 3 đoạn, mỗi đoạn gồm có 3 câu, mỗi câu có 4- 7 chữ.

    - Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan.

    - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

    - Bài thơ được viết theo thể thơ tự do

    Câu 2 (trang 35 SGK) . Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ

    Trả lời:

    Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua:

    - Từ ngữ, hình ảnh: Gần gũi, giản dị, quen thuộc, giàu cảm xúc (hạt vừng, sợi tóc; niềm vui, nỗi buồn). Tác dụng: Làm nổi bật các cung bậc, mức độ khác nhau (sự rộng lớn, nhỏ bé và mong manh) tưởng như nó mâu thuẫn với nhau nhưng lại làm nổi bật tình yêu thương của người cha dành cho con là vô bờ bến.

    - Biện pháp tu từ:

    + So sánh :(Con là nỗi buồn của Cha, Con là niềm vui của Cha, Con là sợi giây hạnh phúc). So sánh con với nỗi buồn, niềm vui, hạnh phúc để nhấn mạnh, làm nổi bật giá trị vô cùng to lớn với người cha, đó là con.

    + Điệp ngữ (điệp cấu trúc) : Cụm từ "con là" được lặp lại ở mỗi dòng đầu của 1 khổ. Tác dụng: Để nhấn mạnh, khẳng định con rất quan trọng đối với cha trong cuộc đời.

    - Tương phản (nỗi buồn – niềm vui; to – nhỏ) : Để tăng hiệu quả diễn đạt, làm nổi bật các cung bậc tình cảm của cha dành cho con.

    Câu 3 (trang 35 SGK) Nêu cảm nhận của em về tình cảm cha dành cho con được thể hiện trong văn bản.

    Trả lời:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    **bài tiếp: Soạn Bài: Ôn Tập Trang 39 - Ngữ Văn 6 Tập 2, Sách Chân Trời Sáng Tạo
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng mười hai 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...