Soạn bài: Cây khế - Ngữ văn 6, Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 11 Tháng một 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Soạn văn 6: Cây khế - Kết nối tri thức với cuộc sống


    Tri thức ngữ văn


    Truyện cổ tích là gì?

    Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của nhân vật trong các mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thề hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.

    Đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích

    - Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thề hiện ước mơ đồi thay số phận của chính họ.

    - Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: Chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác).

    - Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo.

    - Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thề hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.

    - Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đồi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện.

    Bố cục truyện Cây khế: 3 phần

    - P1: Từ đầu -> không đi lại với em nữa: giới thiệu về hai anh em và việc chia gia tài.

    - P2: Tiếp theo -> đâm bổ xuống biển: Cuộc sống của hai anh em khi ra ở riêng.

    - P3: Còn lại: Kết thúc truyện.

    Nội dung truyện Cây khế

    Truyện kể về người anh tham lam, độc ác đã phải trả giá và người em chăm chỉ, hiền lành, lương thiện đã được đền đáp xứng đáng.

    Ý nghĩa truyện Cây khế

    Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về công bằng trong xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác.

    Nghệ thuật

    - Xây dựng chi tiết kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho truyện.

    - Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động.

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi trang 35 – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống


    Câu 1. Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong truyện?

    Trả lời câu 1 trang 35 – Văn 6 Kết nối tri thức

    Cây khế kể chuyện hai anh em nhà nọ, người em thật thà, hiền lành được chim thần giúp đỡ trở nên giàu có; người anh tham lam phải chết vì lòng tham.

    Em thích nhất chi tiết:

    Khi chim đến ăn khế, vợ chồng người em đã để cho chim ăn ròng rã một tháng, khi quả vơi dần thì mới dám van xin chim. Điều đó thể hiện lòng thơm thảo, sự tôn trọng của hai vợ chồng với chim.

    Câu 2. Tóm tắt truyện Cây khế

    Trả lời câu 2 trang 35 – Văn 6 Kết nối tri thức

    Tóm tắt truyện Cây khế

    Ngày xửa ngày xưa, nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em bảo nhau cùng nhau làm lụng. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh lười biếng, bàn với vợ cho em ra ở riêng. Khi chia gia tài, người anh chiếm hết ruộng vườn, chỉ cho người em gian nhà lụp xụp cùng cây khế.

    Hai vợ chồng người em không ca thán, chỉ chăm lo làm lụng và chăm chút cho cây khế. Khi khế chín, có một con chim lớn mỗi ngày đều bay đến ăn. NHưng hai vợ chồng không xua đuổi. Thấy khế vợi đi, người vợ buồn lòng than thở với chim, chim nói: ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

    Hôm sau, chim chở người em đến một hòn đảo để lấy vàng. Ngưới em lấy một ít vàng, kim cương rồi về và trở nên giàu có.

    Người anh nghe tiếng em giàu lên liền lân la hỏi chuyện. Người em thật thà kể hết đầu đuôi. Anh liền sinh lòng tham, đổi cơ ngơi của mình lấy túp lều và cây khế của em. Đến mùa khế, chim lại đến ăn, họ tru tréo trách mắng chim. Khi chim nói trả vàng thì họ may thật nhiều túi để đi lấy. Sáng hôm sau, chim đến chở người anh đi lấy vàng. Người anh tham lam, lấy cho thật nhiều. Chim chở nặng quá, đến biển, gió thổi mạnh, chim yếu dần, hai cánh rũ xuống đâm bổ xuống biển. Người anh rơi xuống biển chết.

    Câu 3. Truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ quen thuộc chỉ thời gian trong quá khứ, không gian không xác định. Em hãy tìm các từ ngữ đó trong truyện cây khế.

    Trả lời câu 3 trang 35 – Văn 6 Kết nối tri thức

    Các từ ngữ đó trong truyện cây khế: Ngày xửa ngày xưa.

    Câu 4. Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang có phải là con vật kỳ ảo không? Vì sao?

    Trả lời câu 4 trang 35 – Văn 6 Kết nối tri thức

    Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang là con vật kỳ ảo.

    Vì chim có khả năng khác thường: biết nói tiếng người, biết nơi giấu của cải; có thể chở được người bay qua biển rộng rừng xa để lấy vàng và bay về.

    Câu 5. Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, có câu nói nào như thế? Nhân vật nào đã nói câu nói đó?

    Trả lời câu 5 trang 35 – Văn 6 Kết nối tri thức

    - Câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ trong truyện là: "Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng".

    - Đây là câu nói của chim thần.

    Câu 6. Đảo xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu? Điều kì diệu này đã giúp gì cho cuộc sống của người em sau đó?

    Trả lời câu 6 trang 35 – Văn 6 Kết nối tri thức

    - Điều kì diệu ở hòn đảo: có rất nhiều vàng.

    - Giúp người em thay đổi cuộc sống nghèo khổ.

    Câu 7. Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa họ và nêu nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật này.

    Trả lời câu 7 trang 35 – Văn 6 Kết nối tri thức

    Sự đối lập của hai anh em:

    a/ Người em:

    - Hiền lành, chăm chỉ, hạnh phúc với những gì mình đang có (túp lều, cây khế)

    - Khi chim đến ăn khế: yêu cầu một cách kính trọng.

    - Khi được chim ưu đãi: lấy một ít.

    - Khi giàu có: không kiêu ngạo, tự phụ, thật thà kể mọi chuyện cho anh.

    b/ Người anh

    - Lười biếng

    - Lấy hết tài sản quý giá, cắt đứt quan hệ với em àbạc tình

    - Khi thấy em giàu có: muốn hoán đổi

    - Khi chim thần ưu đãi: cố lấy cho thật nhiều àtham lam, trơ trẽn

    - Kết cục: bị rơi xuống biển

    Câu 8. Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học gì trong truyện này?

    Trả lời câu 8 trang 35 – Văn 6 Kết nối tri thức

    Bài học của truyện Cây khế:

    - Ăn ở hiền lành, trung thực sẽ được giúp đỡ, có được điều tốt đẹp (Ở hiền gặp lành).

    - Ăn ở bạc bẽo, tham lam sẽ phải chịu hậu quả (Tham thì thâm, gieo nhân nào gặt quả ấy).
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...