I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Nhiều sách vẫn nói bà là con Hồ Phi Diễn, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Gia đình bà từng sống ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây của Hà Nội - Tác phẩm tiêu biểu: Bánh trôi nước, Tự tình, Thiếu nữ ngủ ngày.. - Thơ của bà đã thống nhất đến cao độ hai tính cách dân tộc và đại chúng. - Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm với nhiều bài thơ Nôm đặc sắc, ấn tượng, độc đáo. Ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương thống nhất đến cao độ hai tính cách dân tộc và đại chúng. - Thơ của bà không chỉ giàu có về từ mà còn giàu có về màu sắc dân tộc. Bởi vì Hồ Xuân Hương ngoài việc dùng thuần tiếng Việt, Bà đã không quên lợi dụng những tiểu thuật lạ lùng của tiếng Việt như: Nói ví, nói bóng gió, nói lái, chơi chữ.. làm cho thơ bà kỳ diệu thêm độc đáo thêm. 2. Tác phẩm - Đề tài: Người phụ nữ trong xã hội xưa - Hoàn cảnh sáng tác: Sống giữa một thời đại phong kiến xã hội trọng nam khinh nữa, đa thê thiếp khiến cho người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu là cảnh bất hạnh và những số phận bị hắt hủi đau thương. Bản thân là một nữ sĩ Hồ xuân Hương đồng cảm và thấu hiểu những nỗi bất hạnh của người phu nữ thời phong kiến cho nên bà đã chiêm nghiệm và sáng tác lên bài thơ này. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Phương thức biểu đạt; biểu cảm, miêu tả - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm - Bố cục: Bài thơ chia 2 phần + Phần 1 (hai câu đầu) : Hình ảnh chiếc bánh trôi nước. + Phần 2 (hai câu cuối) : Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước. II. Đọc hiểu bài thơ Bánh trôi nước - Ngữ văn 7 Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son 1. Hình ảnh bánh trôi nước a. Soạn bài Câu 1 (trang 95) : Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy? Trả lời: Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). - Đặc điểm thể thơ này: + Cả bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ. +Sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 truyền thống. + Gieo vần: Vần chân (vần on) ở cuối câu 1-2-4. b. Kiến thức trọng tâm cần nhớ - Bài thơ miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách rất cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết. Từ hình dáng bên ngoài trắng, tròn đến nhân bánh bên trong là đường đỏ và cách thức làm bánh: Bánh có thể bị rắn hoặc nát do tay người làm bánh. - Nghĩa tả thực của bài thơ là miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn và luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi. 2. Hình ảnh người phụ nữ a. Soạn bài Câu 2 (trang 95) : Em hãy trả lời các câu hỏi sau: (a). Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? (b). Với nghĩa thứ hai vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? (c). Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao? Trả lời: (a) Với nghĩa thứ nhất, chiếc bánh trôi nước được miêu tả tỉ mỉ, cụ thể, chân thực. Đó là một vật có màu trắng của bột, hình viên dạng tròn. Trạng thái đang được luộc chín. Khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm xuống. Thành phẩm của chiếc bánh phụ thuộc vào người nặn bánh: Nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nuớc quá thì rắn (cứng). (b) . Nghĩa thứ hai: Nói về hình thể số phận và phẩm chất của người phụ nữ. Người phụ nữ được miêu tả xinh đẹp, khỏe mạnh, hoàn hảo, có nước da trắng min, có dáng hình đầy đặn, ưa nhìn, đẹp. Nhưng họ lại có cuộc đời, số phận thì bấp bênh, trôi nổi, lận đận, vất vả, tương lai mù mịt, không có quyền quyết định cuộc đời mình: "Bảy nổi ba chìm". Dù vậy, họ vẫn luôn có phẩm chất thủy chung, trong trắng, kiên định, một lòng sắt son. (c). Nghĩa thứ hai là nghĩa quyết định giá trị bài thơ. Đó là giá trị hiện thực, giá trị than thân. Qua đó thể hiện giá trị nhân đạo - Trong đó: Nghĩa thứ nhất là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai, để làm nổi bật nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng nhân văn sâu sắc. Câu 1 (trang 96) : Hãy ghi lại những câu hát than thân đã được học ở bài 4 bắt đầu bằng hai chữ Thân em. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa hai bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca giao, dân ca. Trả lời: Những câu hát than thân đã học: - Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. - Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. * Qua đó cho thấy mối liên hệ, liên quan trong cảm xúc giữa hai bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao, dân ca là: +Các văn bản đó đều cùng chủ đề than thân. +Mỗi bài đều bắt đầu bằng thân em. +Đều cho thấy số phận bấp bênh, lận đận, chìm nổi, bất hạnh, tương lai mù mịt của người phụ nữ trong xã hội cũ vì họ không có quyền tự quyết định số phận của mình. +Qua đó thể hiện lòng trân trọng ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa và cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của họ. b. Kiến thức trọng tâm cần nhớ - Với cách nói ẩn dụ, điệp ngữ, cặp từ trái nghĩa, đối lập (rắn - nát, giữ số phận và phẩm chất), tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình xinh đẹp ngoại hình duyên dáng, nữ tính và tâm hồn thủy chung son sắt của người phụ nữ. Qua đó thể hiện lòng cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ. III. Tổng kết 1. Giá trị nội dung - Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa. Ở tầng nghĩa tả thực, bài thơ miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi, tầng nghĩa ẩn dụ là nói về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nhưng dù có thế nào, học vẫn luôn giữ tấm lòng thủy chung, son sắt. - Bài thơ là tiếng lòng trân trọng và cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. 2. Giá trị nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, điệp ngữ "vừa", thành ngữ "bảy nổi ba chìm, mô-típ dân gian" thân em ", ẩn dụ. - Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa IV. Đề ôn tâp, kiểm tra phần đọc hiểu bài thơ: Bánh trôi nước Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son Câu hỏi: 1. Hãy cho biết bài thơ trên có tên là gì? Tác giả là ai? 2. Bài thơ thuộc thể thơ nào? Nêu tên một văn bản đã học cũng sử dụng thể thơ đó 3. Từ" rắn nát "trong bài thơ trên thuộc từ nào? Vì sao? Hãy giải thích nghĩa của từ đó. 4. Tìm thành ngữ sử dụng trong bài? Tìm Thành ngữ có nghĩa tương tự? 5. Cụm từ" tấm lòng son "ở cuối bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa? 6. Bài thơ có mấy tầng nghĩa? Chỉ ra cụ thể? Tầng nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? 7. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ gì đối với phụ nữ, xã hội phong kiến xưa? Trả lời: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Bài soạn + Bài tập ôn tập, tích hợp tiếp theo: Quan hệ từ: Soạn bài - Bài tập ôn tập, Nâng cao, Tích hợp Tiếng Việt và văn bản