Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ - Ngữ văn 11 - Sgk trang 37 tập 1

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Táo ula, 8 Tháng mười một 2021.

  1. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298

    I. Đôi nét về tác giả và tác phẩm:

    1. Tác giả:


    - Nguyễn Công Trứ là nhà văn tài tử.

    - Sống bản lĩnh phóng khoáng và tự tin nhưng cuộc đời đầy thăng trầm, góp phần quan trọng vào việc phát triển thể loại hát nói.

    2. Tác phẩm:

    - Thể loại: Hát nói.

    - Nhan đề: Là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, không chấp nhận sự "khắc kỉ phục lễ" của nhà Nho, muốn vượt lên trên thế tục.

    - Ngất ngưởng: Có ý nghĩa tự đánh giá cao về tài năng nhân cách, bản ngã của mình.

    I. Đi vào văn bản:

    Vũ trụ nội mạc phi phận sự

    Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

    Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

    Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

    Lúc bình Tây, cờ đại tướng

    Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên

    Đô môn giải tổ chi niên

    Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

    Kìa núi nọ phau phau mây trắng

    Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

    Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

    Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng

    Được mất dương dương người tái thượng

    Khen chê phơi phới ngọn đông phong

    Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

    Không Phật, không tiên, không vướng tục

    Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

    Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

    Trong triều ai ngất ngưởng như ông!


    1. Hình tượng "ông ngất ngưởng" :

    a) Khi làm quan:

    Câu 1:

    - Toàn bộ viết bằng chữ Hán.

    - > Thể hiện tài năng trách nhiệm với một thái độ hết sức tụ tin.

    Câu 2, 3, 4, 5, 6:

    - Giới thiệu tài năng của mình.

    - Câu 2: "Toàn bộ" -> "vào lồng".

    => Biết làm quan là mất tự do nhưng ông vẫn làm vì đó là nơi ông có thể thi thố tài năng của mình.

    - Đỗ thủ khoa -> giữ chức vị đại thần -> đứng đầu tỉnh.

    - Đại tướng -> quan đầu tỉnh.

    - Nghệ thuật: Biện pháp liệt kê, điệp từ khi khẳng định tài năng lỗ lạc xuất chúng với niềm kiêu hãnh tự hào.

    b. Ngất ngưởng khi về hưu:

    - Cách sống khác người khác đời:

    + Cưỡi bò vàng và đeo đạc ngựa cho bò.

    + Đi chùa mang theo hầu gái

    => Thể hiện cách sống vượt trên thế tục, sống với bản lĩnh, với thế ý thức cá nhân. Đó là bậc tài tử phong lưu.

    - Quan điểm sống:

    + Khen-chê: Vui như ngọn gió mùa xuân.

    + Được-mất: Không quan tâm.

    => Đó là cách sống phóng khoáng yêu đời, ung dung tự tại.

    - Phong thái ung dung yêu đời, sống tự do vui chơi thỏa thích:

    "Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

    Không Phật, không tiên, không vướng tục"

    - Ba câu cuối:

    + Câu đầu: Khẳng định tài năng.

    + "Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung" : khẳng định trách nhiệm của bề tôi với vua.

    + Khẳng đinh lối sống vượt lên trên thế tục của mình.

    Bài trước: Soạn Bài: Thương Vợ - Trần Tế Xương - Ngữ Văn 11 Tập 1 - Sgk Trang 30

    Bài sau: Soạn Bài: Hai Đứa Trẻ - Thạch Lam - Văn 11 (Sgk Tập 1 Trang 94)
     
    Last edited by a moderator: 20 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...