Ở Bài 3, sách Ngữ Văn 6, Bộ Chân trời sáng tạo, các em đã được tìm hiểu Chủ đề: Vẻ đẹp quê hương qua các văn bản: Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương; Việt Nam quê hương ta và các hoạt động Đọc hiểu thơ lục bát; Thực hành vận dụng kiến thức về từ láy, so sánh, điệp ngữ, nhân hóa; Trình bày cảm xúc về bài thơ lục bát và sáng tác một bài thơ lục bát. Để ôn tập kiến thức đã học và thực hành vận dụng trong nói và viết hiệu quả, các em cùng ôn tập bài 3: Trang 79- Soạn Văn Sách Chân trời sáng tạo Câu 1 - trang 80 Tóm tắt nội dung của các văn bản sau và xác định thể loại của chúng bằng cách điền vào bảng: Trả lời: a) Văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Nội dung: Thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp trù phú, của những địa danh gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng; vẻ đẹp của sản vật, văn hóa của quê hương. Qua đó tác giả thể hiện tình cảm, sự tự hào, ngợi ca, trân trọng về vẻ đẹp của mọi miền quê hương, đất nước. - Nghệ thuật: Liệt kê (bài 1, bài 2, bài 3, bài 4), hình thức đối đáp giao duyên; điệp ngữ (bài 3) ; dùng đại từ chỉ chung (bài 4) - Thể loại: Ca dao b. Văn bản Việt Nam quê hương ta - Nội dung: Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước trù phú, tươi đẹp, thanh bình, nên thơ; hình ảnh những con người lao động tuy vất vả, chịu nhiều đau thương nhưng cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh bất khuất và lòng chung thuỷ, sự tài hoa của con người Việt Nam. - Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, lời văn giàu cảm xúc; biện pháp nhân hóa: Việt Nam đất nước ta ơi (qua từ ơi, gọi vật như gọi người). Biện pháp liệt kê: Mênh mông biển lúa, cánh cò bay lả /mây mờ che đỉnh Trường Sơn. Biện pháp so sánh: Tay người như có phép tiên (so sánh ngang bằng). Biện pháp hoán dụ: Đất nghèo nuôi những anh hùng (qua hình ảnh đất nghèo). Biện pháp đối lập: Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa) - Thể loại: Thơ lục bát Câu 2 - trang 80 Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao sau: Sông Tô nước chảy trong ngần Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa Thon thon hai mũi chèo hoa Lướt qua lướt lại như là bướm bay Trả lời: Đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ là: - Bài ca dao có 2 cặp câu lục bát với 4 dòng (tạo thành 2 cặp câu lục bát, mỗi cặp có 1 dòng lục có sáu tiếng và 1 dòng bát có 8 tiếng) - Về vần, nhịp, thanh điệu: Bài thơ có 4 dòng, hai dòng lục (6 tiếng) và hai dòng bát (8 tiếng). Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (Cụ thể: Các tiếng gieo vần: Ngần – gần; xa- hoa -là) - Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 2/22, dòng 4 nhịp 4/4 - Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng thanh trắc trong bài thơ. - Về ngôn ngữ: Từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi, diễn tả cảnh thuyền buồm tấp nận trên dòng sông Tô - Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa (thuyền buồm chạy gần chạy xa), so sánh (Lướt qua lướt lại như là bướm bay) khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen với con người. Câu 3 – trang 80 Dựa vào gợi ý sau, em hãy nêu những đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát Trả lời: Đoạn văn nêu cảm xúc về 1 bài thơ lục bát có đặc điểm là: * Về hình thức: - Được đánh dấu từ chỗ vết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng. - Đoạn văn đảm bảo đủ cấu trúc gồm ba phần: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. * Về nội dung: Tác giả trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát - Mở đoạn: Dẫn dắt từ đề tài, giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ. - Thân đoạn: Tác giả trình bày cảm xúc của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đã đọc thông qua lí lẽ, dẫn chứng để bộc lộ cảm xúc. Để thuyết phục người đọc, tác giả làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. - Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và nói lên ý nghĩa của bài thơ với bản thân. 4. Nêu hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học. Trả lời: Khi trình bày (viết, nói) cảm xúc về bài thơ lục bát đã học, em thấy rút ra kinh nghiệm là: - Trước khi viết; nói, em xác định mục đích sẽ nói, viết là gì, đối tượng người đọc/người nghe là những ai. Từ đó trình bày đúng vấn đề, dễ đạt hiệu quả giao tiếp. - Thứ hai, khi trình bày, em sẽ biểu lộ cảm xúc về 2 mặt: Nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Em sẽ tìm những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, gợi cảm xúc, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ; phân tích cái hay, cái đẹp của bài. Câu 5. Trang 80 Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí mỗi người không giống nhau, đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là "con sông xanh biếc", với nhạc sĩ Hoàng Hiệp, quê hương gắn liền với những kỉ niệm trên dòng sông tuổi thơ.. Vậy hình ảnh quê hương trong tâm trí em là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Em có thể làm gì để quê hương ngày càng đẹp hơn Trả lời: Mỗi người sinh ra ở một miền quê khác nhau, có hoàn cảnh sống và suy nghĩ khác nhau nên hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí khác nhau. * Với em, hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí em là cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay có những cánh diều vi vu chao liệng trong gió; nơi đây, em được thưởng thức những trái cây chín tươi ngon, chín mọng trong vườn của ông bà nội thỏa thích. Cuối tuần, em và các bạn trong xóm tự tổ chức những trận bóng giao hữu thật vui. * Quê hương có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi người. Đó là: - Đó là đó là nơi chôn rau cắt rốn, có tổ tiên, ông bà, họ hàng, người thân. Là nơi dạy dỗ, an ủi che chở cho ta; nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn của chính mình; giúp ta sống tốt hơn. - Quê hương gợi hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem * Để quê hương ngày càng đẹp hơn, theo em, mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp và xây dựng được thể hiện bằng thái độ, lời nói, hành động, việc làm theo nhiều cách khác nhau: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem * * * Bài tiếp theo Soạn Bài Bài Học Đường Đời Đầu Tiên - Chân Trời Sáng Tạo, Văn 6