So sánh các chế độ sở hữu đất đai trên thế giới hiện nay

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gió Cuốn đi, 1 Tháng năm 2021.

  1. Gió Cuốn đi

    Bài viết:
    24
    Có thể thấy ở mỗi quốc gia, tùy vào điều kiện lịch sử và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội mà có các chế độ sở hữu khác nhau. Cho đến nay cũng chưa có các nghiên cứu đủ tin cậy để kết luận chế độ một hình thức sở hữu duy nhất về đất đai hay chế độ đa sở hữu hiệu quả hơn bởi mỗi hình thức sở hữu có những ưu điểm, nhược điểm riêng, cụ thể:

    Chế độ một hình thức sở hữu duy nhất (Điển hình là chế độ Sở hữu toàn dân) và Chế độ đa sở hữu (bao gồm các hình thức như sở hữu của nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai).

    * Giống nhau

    Thứ nhất, tất cả các quốc gia ở mọi thể chế chính trị đều có xu hướng tăng cường vai trò kiểm soát của nhà nước trong quản lý đất đai.

    Thứ hai, về quyền của Nhà nước: Hầu hết các quốc gia đều quy định Nhà nước có những đặc quyền như quy định mục đích sử dụng đất; lập quy hoạch, kế hoạch đất đai; thu hồi đất vì mục đích công cộng, phát triển kinh tế xã hội..

    Thứ ba, về quyền của người sử dụng đất: Người dân có những quyền như quyền sử dụng, quyền được chuyển nhượng, quyền cho thuê, tặng cho, thế chấp..

    Thứ tư, hầu hết các quốc gia đều có quy định về thuế, phí và các khoản thu khác từ đất đai (thuế chuyển nhượng, thuế đất nông nghiệp.. phí đăng ký đất đai, phí đăng ký quyền sử dụng đất, phí cải tạo đất) [1]

    * Khác nhau

    Ưu điểm:

    - Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thể hiện đúng bản chất của đất đai không của riêng ai mà nó là của thiên nhiên ban tặng, do đó không ai có quyền biến đất đai thành của riêng mình;

    - Việc tích tụ, tập trung đất đai sẽ đem lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ.

    - Giúp người dân được tham gia vào các quan hệ đất đai một cách công bằng.

    Ưu điểm:

    - Hình thức sở hữu tư nhân về đất đai có những ưu điểm như tăng cường sự tự do trong các giao dịch liên quan đến đất đai, từ đó thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.

    - Nhà nước sở hữu một phần đất đai đề làm nguồn dự trữ giải quyết nhu cầu công cộng, điều tiết thị trường, phát triển kinh tế xã hội.

    - Hình thức sở hữu tập thể: Khai thác đất đai một cách tập thể, có tổ chức sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giải quyết được các nhu cầu chung, cải thiện và nâng cao đời sống cả vật chất lẫn tinh thần cho thành viên, thể hiện rõ tính cộng đồng, tương trợ lẫn nhau.

    Nhược điểm:

    - Bởi quyền định đoạt đất đai thuộc về các cơ quan nhà nước nên vẫn tồn tại những mặt trái như việc lạm dụng quyền hạn can thiệp vào các vấn đề như: Thu hồi đất, bồi thường với giá rẻ.. để tham nhũng, lợi ích nhóm.

    Nhược điểm:

    - Hình thức sở hữu tư nhân đòi hỏi người dân cần có những kiến thức căn bản, có hệ thống về pháp luật đất đai để có thể tham gia vào thị trường cũng như để bảo vệ lợi ích của bản thân. Nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng xung đột, tranh chấp. Hơn nữa cũng là để tránh tình trạng những người giàu tìm cách sở hữu nhiều đất, dẫn đến gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

    - Hình thức sở hữu tập thể thường gây nhầm lẫn với hình thức sở hữu chung, vì vì đất đai ở nông thôn cũng là đối tượng quản lý của chính quyền địa phương và trung ương, nên quyền sở hữu toàn bộ đất đai nói chung đều thuộc về Nhà nước. Do đó sở hữu tập thể của người dân khó nhận biết được dẫn đến bất lợi trong việc hưởng quyền, lợi ích của mình.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...