Sơ đồ tư duy MĨ THUẬT THỜI NGUYỄN Tóm tắt nội dung bài học 1.1 Kiến trúc A) Điện thái hòa B) Chùa thiên mụ C) Lăng khải định 1.2. Điêu khắc A) Tượng các con thú (voi, ngựa) B) Tượng người (quan hầu) 1.3. Hội họa, đồ họa A) Tranh dân gian (hàng trống, đông hồ) B) Bộ tranh "kỹ thuật của người an nam" Nội dung bài học - Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Các di sản văn hóa thời Nguyễn được xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX phần lớn nằm tại kinh đô Huế xưa, nay thuộc thành phố Huế và một số vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Mĩ thuật thời Nguyễn bao gồm kiến trúc, điêu khắc, hội họa và đồ họa 1. Kiến trúc + Điện Thái Hòa xây dựng năm 1805 đời Gia Long, Minh Mạng, là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn từ Gia Long tới Bảo Đại, điện là nơi thể hiện uy quyền của quốc gia, xây trên nền cao 1m, diện tích 1360m2, mái điện lợp ngói lưu li, chia làm 3 tầng mái chồng lên nhau theo kiểu "chồng diêm", giữa các lớp mái trang trí nhiều hình vẽ và thơ văn. Toàn bộ cung điện được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim được sơn thếp và trang trí hình rồng vờn mây. Chùa Thiên Mụ xây dựng năm Tân Sửu 1601 đời Chúa Tiên- Nguyễn Hoàng. Biểu tượng của chùa là tháp Phước Duyên, cao 21 m chia làm 7 tầng được xây phía trước chùa năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật, trên nóc tháp đặt Pháp luân (biểu tượng Phật giáo), Pháp luân quay khi có gió thổi. + Lăng Khải Định khởi công năm 1920 kéo dài 11 năm mới hoàn thành còn gọi là Ứng Lăng là lăng của vua Khải Định vị vua thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn. Lăng có diện tích 117m x 48, 5m, có dạng khối hình chữ nhật vươn lên cao và 127 bậc cấp. Kiến trúc lăng chịu ảnh hưởng của mĩ thuật nước ngoài Ghi nhớ + Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển đa dạng từ kiến trúc, điêu khắc đến hội họa và đồ họa. Những thành tựu thời kì này hầu như tập trung ở kinh đô Huế. + Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (11/12/1993) + Phần lớn kiến trúc thời Nguyễn theo lối kiến trúc cung đình, hài hòa với thiên nhiên. 2. Điêu khắc Điêu khắc thời Nguyễn gắn liền với các công trình kiến trúc như tượng voi, thú, quan hầu, lính.. được đặt trước các lăng mộ hay chạm khắc trang trí trong và ngoài các công trình kiến trúc. Chất liệu thường là đá, đồng, gỗ. Ghi nhớ: Điêu khắc thường gắn liền với kiến trúc và được diễn tả mang tính hiện thực. 3. Hội họa và đồ họa - Đồ họa, hội họa: Các dòng tranh dân gian phát triển mạnh, có nội dung và hình thức ổn định. Một số bức vẽ trên các công trình kiến trúc bước đầu chịu ảnh hưởng của hội họa Châu Âu. - Đặc biệt nổi bật trong thời kì này là cuốn sách "Kĩ thuật của người An Nam" bao gồm 4577 hình vẽ về cuộc sống của người Việt ở phía Bắc, Ghi nhớ - Đồ họa và hội họa thời kì này phát triển đa dạng. Đặc biệt đáng chú ý là 4577 hình vẽ trong sách bách khoa thư bằng tranh "Kĩ thuật của người An Nam" do Henri Oger và nghệ nhân người Việt thực hiện. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem