I. Kiểu gen- Kiểu hình 1. Kiểu hình - KH: Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Nhưng trên thực tế, khi nói tới kiểu hình của cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang được quan tâm. VD: Quả đỏ, quả vàng, thân cao, thân thấp.. 2. Kiểu gen - KG: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể. Thông thường, khi nói tới kiểu gen của cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gen liên quan tới các tính trạng đang được quan tâm. VD: AA, Bb, AaBb, CCdd.. 3. Thể đồng hợp và thể dị hợp (cơ thể đồng hợp tử-dị hợp tử) A. Thể đồng hợp Khái niệm: LÀ các cá thể mang gen giống nhau, quy định một hoặc một số tính trạng nào đó. Đặc điểm: Trong tế bào cơ thể đồng hợp tử có ít nhất 2 gen giống nhau. Thể đồng hợp chỉ tạo duy nhất 1 loại giao tử sau Giảm phân (nếu không xảy ra đột biến, hoán vị gen) Cơ thể đồng hợp về tính trạng nào cũng có ý nghĩa nó thuần chủng về tính trạng. Nhưng trên thực tế, khi nói đến thể đồng hợp nghĩa là ta chỉ đề cập đến 1 hay vài tính trạng nào đó. Không có cơ thể nào đồng hợp về tất cả các gen. B. Thể dị hợp Khái niệm: Là các cá thể mang gen không giống nhau, quy định một hoặc một số tính trạng nào đó. Đặc điểm: Trong tế bào cơ thế dị hợp tử có ít nhất 2 gen không giống nhau. Thể dị hợp có ít nhất 2 loại giao tử sau khi giảm phân. Trên thực tế, khi nói đến thể dị hợp nghĩa là ta chỉ đề cặp đến 1 hay vài tính trạng đó. Không có cơ thể nào dị hợp về tất cả các cặp gen. II. Quy luật phân ly 1. Nội dung quy luật: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P. 2. Bản chất: Là sự phân ly đồng đều của các nhân tố di truyền (gen) trong quá trình giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp lại của chúng trong quá trình thụ tinh. 3. Ý nghĩa: + Trong thế giới sinh vật, các tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, cần phát triển các tính trạng trội để tập trung các gen trội quý về cùng một kiểu gen nhăm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế. + Trong sản xuất, tránh sự phân ly tính trạng diễn ra dẫn đến thái hóa, cần xác định độ thuần chủng của giống. III. Phép lai phân tích 1. Nội dung: Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng. +Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. +Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng lặn có kiểu gen dị hợp. P: AA x aa P: Aa x aa Gp: A a Gp: A, a a F: 100% Aa F: 1Aa: 1aa TLKH: 100% trội (đồng tính) TLKH: 1 trội: 1 lặn (Phân tính) 2. Mục đích: Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp. Trong chọn giống, có thể xác định, kiểm tra, đánh giá độ thuần chủng của giống. IV. Ý nghĩa của tương quan trội lặn Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở giới sinh vật, trong đó, tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống, cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế. LƯU Ý: Tùy thuộc vào cách phản ứng của cơ thế sinh vật đối với mỗi loại tính trạng trước điều kiện môi trường nên chưa chắc chắn được rằng, tính trạng trội có lợi, tính trạng lặn có hại.