Sinh Học 12 - Chuyên Đề Động Vật

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngudonghc, 7 Tháng bảy 2021.

  1. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    Câu 1: Ngăn nào sau đây của dạ dày trâu tiết ra pepsinh và HCl để tiêu hóa prôtêin?

    A. Dạ cỏ. B. Dạ tổ ong. C. Dạ múi khế. D. Dạ lá sách.

    Câu 2: Trâu tiêu hóa được xelulôzơ có trong thức ăn là nhờ enzim của

    A. Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ. B. Tuyến tụy.

    C. Tuyến gan. D. Tuyến nước bọt.

    Câu 3: Ngăn nào sau đây của dạ dày trâu là dạ dày chính thức (còn gọi là dạ dày thực sự)

    A. Dạ tổ ong. B. Dạ múi khế. C. Dạ lá sách. D. Dạ cỏ.

    Câu 4: Ở động vật nhai lại, ngăn nào sau đây tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa protein?

    A. Dạ múi khế. B. Dạ cỏ. C. Dạ lá sách. D. Dạ tổ ong.

    Câu 5: Ở động vật nhai lại, ngăn nào sau đây là dạ dày chính thức?

    A. Dạ múi khế. B. Dạ cỏ. C. Dạ lá sách. D. Dạ tổ ong.

    Câu 6: Trâu tiêu hóa được xenlulôzơ là nhờ enzim của:

    A. Vi sinh vật cộng sinh sống trong dạ cỏ. B. Vi sinh vật cộng sinh sống trong dạ múi khế.

    C. Vi khuẩn kí sinh sống trong ruột non. D. Vi khuẩn kí sinh sống trong dạ tổ ong.

    Câu 7: Ở người, tiêu hóa hóa học chủ yếu diễn ra ở

    A. Ruột non. B. Thực quản. C. Dạ dày. D. Ruột thừa.

    Câu 8: Ở tâm thất của động vật nào sau đây có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2?

    A. Cóc. B. Thỏ. C. Cá chép. D. Bồ câu.

    Câu 9: Động vật nào sau đây có tim 2 ngăn?

    A. Ếch. B. Thỏ. C. Cá chép. D. Bồ câu.

    Câu 10: Trong chu kì hoạt động của tim người, máu giàu O2 ở phổi theo tĩnh mạch về ngăn nào của tim?

    A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất trái. C. Tâm nhĩ trái. D. Tâm thất phải.

    Câu 11: Trong chu kì hoạt động của tim người, máu giàu CO2 từ các cơ quan theo tĩnh mạch chủ về ngăn nào
    của tim?

    A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất trái. C. Tâm nhĩ trái. D. Tâm thất phải.

    Câu 12: Trong hệ tuần hoàn của người, tĩnh mạch chủ có chức năng nào sau đây?

    A. Đưa máu giàu O2 từ phổi về tim. B. Đưa máu giàu CO2 từ tim lên phổi.

    C. Đưa máu giàu CO2 từ cơ quan về tim. D. Đưa máu giàu O2 từ tim đi đến các cơ quan.

    Câu 13: Trong hệ tuần hoàn của người, động mạch chủ có chức năng nào sau đây?

    A. Đưa máu giàu O2 từ phổi về tim. B. Đưa máu giàu CO2 từ tim lên phổi.

    C. Đưa máu giàu CO2 từ cơ quan về tim. D. Đưa máu giàu O2 từ tim đi đến các cơ quan.

    Câu 14: Ở trâu, thức ăn ở dạ cỏ sẽ được di chuyển đến bộ phận nào sau đây?

    A. Miệng. B. Dạ múi khế. C. Dạ tổ ong. D. Dạ lá sách.

    Câu 15: Ở Bò, ngăn nào sau đây là dạ dày chính thức?

    A. Dạ cỏ. B. Dạ lá sách. C. Dạ múi khế. D. Dạ tổ ong.

    Câu 16: Trong quá trình tiêu hóa ở cừu, thức ăn sau khi được đưa đến dạ lá sách thì sẽ di chuyển theo con
    đường nào sau đây?

    A. Lá sách ->Múi khế -> Tổ ong -> Ruột non -> Ruột già.

    B. Lá sách -> Tổ ong -> Ruột non -> Manh tràng -> Ruột già.

    C. Lá sách -> Múi khế -> Ruột non -> Ruột già.

    D. Lá sách -> Tổ ong -> Ruột non -> Ruột già.

    Câu 17: Ở gà, thức ăn có trong dạ dày cơ sẽ được di chuyển đến bộ phận nào sau đây?

    A. Ruột già. B. Diều. C. Ruột non. D. Dạ dày tuyến.

    Câu 18: Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây sai?

    A. Động vật nhai lại là những động vậtcó dạ dày kép.

    B. Trâu, bò, dê, cừu là những động vật nhai lại.

    C. Tất cả động vật ăn cỏ đều là động vật nhai lại.

    D. Động vật nhai lại đều có khoang chứa cỏ.

    Câu 19: Trâu, bò chỉ ăn cỏ nhưng trong máu của các loài động vật này có hàm lượng axít amin rất cao. Điều
    giải thích nào sau đây là đúng?

    A. Trâu, bò có dạ dày 4 túi nên tổng hợp tất cả các axít amin cho riêng mình.

    B. Trong dạ dày của trâu, bò có vi sinh vật chuyển hóa đường thành axít amin và prôtêin.

    C. Cỏ có hàm lượng prôtêin và axít amin rất cao.

    D. Ruột của trâu, bò không hấp thụ axít amin.

    Câu 20: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?

    A. Cá, cào cào, bồ câu. B. Thủy tức, cào cào.

    C. Cá chép, thỏ, ếch. D. Bồ câu, ếch, thỏ.

    Câu 21: Trong chu kì hoạt động của tim, khi tâm thất co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch
    phổi?

    A. Tâm nhĩ trái. B. Tâm nhĩ phải. C. Tâm thất phải. D. Tâm thất trái.

    Câu 22: Trong một chu kì hoạt động của tim người, khi tâm thất co thì máu từ ngăn nào được đẩy vào động
    mạch chủ?

    A. Tâm nhĩ trái. B. Tâm nhĩ phải. C. Tâm thất trái. D. Tâm thất phải.

    Câu 23: Trong hệ tuần hoàn của người, tĩnh mạch phổi có chức năng nào sau đây?

    A. Đưa máu giàu O2 từ phổi về tim. B. Đưa máu giàu CO2 từ tim lên phổi.

    C. Đưa máu giàu CO2 từ cơ quan về tim. D. Đưa máu giàu O2 từ tim đi đến các cơ quan.

    Câu 24: Trong hệ tuần hoàn của người, động mạch phổi có chức năng nào sau đây?

    A. Đưa máu giàu O2 từ phổi về tim. B. Đưa máu giàu CO2 từ tim lên phổi.

    C. Đưa máu giàu CO2 từ cơ quan về tim. D. Đưa máu giàu O2 từ tim đi đến các cơ quan.

    Câu 25: Loài động vật nào sau đây trao đổi khí qua mang?

    A. Giun đất. B. Châu chấu C. Cá chép. D. Rắn.

    Câu 26: Thành phần nào sau đây không thuộc hệ dẫn truyền tim?

    A. Mạng Pôuking. B. Bó Hiss. C. Nút nhỉ thất. D. Tâm thất.

    Câu 27: Những động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

    A. Trâu, cừu, dê. B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu.

    C. Ngựa, thỏ, chuột. D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

    Câu 28: Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

    A. Côn trùng. B. Tôm, cua. C. Ruôt khoang. D. Trai sông.

    Câu 29: Trong hoạt động của tim, xung điện ở mạng Pouking được lan truyền đến bộ phận nào sau đây?

    A. Nút nhĩ thất. B. Bó Hiss. C. Tế bào tâm thất. D. Tế bào tâm nhĩ.

    Câu 30: Trong hoạt động của tim, xung điện ở bó Hiss được lan truyền đến bộ phận nào sau đây?

    A. Nút nhĩ thất. B. Tế bào tâm thất. C. Mạng Pouking. D. Tế bào tâm nhĩ.

    Câu 31: Trong hoạt động của tim, xung điện ở nút nhĩ thất được lan truyền đến bộ phận nào sau đây?

    A. Nút xoang nhĩ. B. Bó Hiss. C. Mạng Pouking. D. Tế bào tâm nhĩ.

    Câu 32: Khi nói về hệ tuần hoàn của của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Tất cả các hệ tuần hoàn đều có tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.

    II. Tất cả các loài động vật đều có hệ tuần hoàn.

    III. Hệ tuần hoàn hở có dịch tuần hoàn chiếm tỉ lệ cao hơn so với hệ tuần hoàn kín.

    IV. Hệ tuần hoàn kép thường có áp lực máu chảy mạnh hơn so với hệ tuần hoàn đơn.

    A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

    Câu 33: Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Nếu tim ngừng hoạt động thì hệ tuần hoàn sẽ bị ngừng hoạt động.

    II. Ở các loài lưỡng cư, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

    III. Ở các loài côn trùng, máu đi nuôi cơ thể là máu nghèo oxi.

    IV. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều là động vật có xương sống.

    A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

    Câu 34: Khi nói về các ngăn tim và số lượng vòng tuần hoàn của các loài động vật có xương sống, phát biểu
    nào sau đây đúng?

    A. Cá có tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

    B. Chim có tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

    C. Bò sát có tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

    D. Lưỡng cư có tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

    Câu 35: Khi nói về sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng?

    A. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch.

    B. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

    C. Huyết áp cao nhất ở tĩnh mạch, động mạch và thấp nhất ở mao mạch.

    D. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giữ ổn định tĩnh mạch và mao mạch.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...