Rối Loạn Nhân Cách Ái Kỷ là gì?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Phỉ Ái Gia, 15 Tháng năm 2021.

  1. Phỉ Ái Gia hả? gì ? ai biết gì đâu?

    Bài viết:
    196
    Rối loạn nhân cách ái kỷ hay còn gọi là Narcissistic Personality Disorder - NPD, bệnh ái kỷ hoặc chứng bệnh yêu bản thân thái quá, là một kiểu bệnh lý tâm thần. Người bệnh chỉ quan tâm đến bản thân mình và tự thổi phồng bản thân, muốn người khác tôn trọng và ngưỡng mộ mình nhưng lại thiếu sự đồng cảm với người khác.

    Triệu chứng:

    Bệnh nhân mắc chứng bệnh này thường đánh giá quá cao khả năng của mình và phóng đại những thành quả của họ. Họ nghĩ rằng họ là tuyệt vời nhất, độc đáo nhất hoặc đặc biệt nhất. Đồng nghĩa với việc đánh giá cao về thành tựu và giá trị của bản thân bệnh nhân thì họ thường đánh giá thấp giá trị và thành tựu của người khác.

    Những bệnh nhân này bận tâm về những thứ như thành tựu to lớn, trí tuệ và vẻ đẹp, về uy tín và ảnh hưởng của họ với những người khác. Những bệnh nhân mắc chứng NPD cảm thấy rằng họ chỉ nên liên kết với những người tài năng và đặc biệt như họ chứ không phải với những người bình thường. Sự kết hợp với những người tài năng này được sử dụng để hỗ trợ nâng cao lòng tự trọng của họ.

    Vì bệnh nhân mắc chứng rối loạn ái kỷ phải có nhu cầu đối với sự ngưỡng mộ và lòng tự trọng của họ phụ thuộc vào cái nhìn nhận của người xung quanh, dẫn đến tâm lý của người bệnh rất mong manh. Người mắc chứng bệnh này thường bận tâm về cái nhìn và suy nghĩ, đánh giá của người xung quanh đối với họ. Họ nhạy cảm và bận tâm rất nhiều về những lời bình luận không tốt, sự chỉ trích làm cho họ cảm thấy xấu hổ hoặc bị thất bại. Họ sẽ phản công ác liệt bằng cách thể hiện sự giận dữ, hoặc khinh thường. Hoặc họ có thể rút lui và chấp nhận trong khi nỗ lực bảo vệ sự tự trọng cuối cùng. Họ có thể tránh né những trường hợp hay tình hướng khiến họ thất bại.

    Chẩn đoán:

    Bệnh nhân có nhu cầu về sự ngưỡng mộ, thiếu đồng cảm với người khác và có hình thái lan tỏa về sự tự cao như sau:

    +Nhu cầu được ngưỡng mộ vô điều kiện.

    +Có một ý nghĩ phóng đại, vô căn cứ về giá trị và thành quả, tầm quan trọng của họ.

    +Niềm tin rằng họ là những người đặc biệt và chỉ nên liên kết với những người có tầm cỡ cao nhất.

    +Sử dụng người khác để đạt được mục đích.

    +Thiếu đi sự đồng cảm với người khác.

    +Kiêu căng ngạo mạn, coi mình là nhất.

    +Ghen tị với người khác và có ý nghĩ chắc chắn rằng người khác cũng ghen tị với bản thân mình.

    +Tận dụng những người khác để duy trì lòng tự trọng của bản thân.

    Điều trị:

    +Tâm lý trị liệu: Là hệ thống các phương pháp, kỹ thuật được nhà tâm lý trị liệu sử dụng, nhằm cải thiện sức khỏe, tinh thần, tháo gỡ các trở ngại trong cảm xúc và hành vi của thân chủ, mà nó là nguyên nhân làm cho họ cảm thấy khó khăn trong việc tự quản lý cuộc sống và đạt đến các mục đích mong muốn của mình.

    +Phương pháp trị liệu dựa trên tâm thần hóa: Tâm thần hóa được cho là được học thông qua sự gắn bó an toàn đối với người chăm sóc điều trị của bệnh nhân.

    +Tâm lý trị liệu tập trung vào sự chuyển di: Là tập trung vào sự tương tác giữa người bệnh và người điều trị cho người bệnh. Các chuyên gi trị liệu sẽ đưa ra những câu hỏi và giúp cho bệnh nhân suy nghĩ về những phản ứng của họ.

    Những chứng bệnh tương quan:

    +Rối loạn nhân cách chống xã hội (ASPD) : Người có hành vi làm trái pháp luật, lừa dối, bóc lột, liều lĩnh làm điều ngu dốt vì mục đích cố định, vì sự thích thú của cá nhân. Bệnh nhân mắc chứng ASPD thường chống đối xã hội, đi trái pháp luật, dụ dỗ người khác làm điều dại dột, cướp bóc, tấn công người khác..

    +Rối loạn nhân cách né tránh (AVPD) : Là người né tránh các tình huống xã hội hoặc bị từ chối tương tác, bị làm bẽ mặt, bị phê bình.. né tránh những tình huống mà họ đánh giá một cách tiêu cực. Dè dặt trong các mối quan hệ xã hội vì nghĩ bản thân sẽ không được yêu thích. Có chứng lo âu và trầm cảm.

    +Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) : Là người thường có cảm giác không ổn định và quá nhạy cảm trong các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ cá nhân, sự dao động tâm trạng quá lớn và xung động.

    +Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) : Là người có nhu cầu toàn thể, quá đáng về việc được bao bọc, chăm sóc dẫn đến sự dựa dẫm, hành vi phục tùng và bám víu.

    +Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) : Là người sử dụng ngoại hình của họ, hành động một cách quyến rũ hoặc khiêu khích thái quá để tìm kiếm sự quan tâm và chú ý của người khác.

    +Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức (OCPD) : Là người rất bận tâm về sự trật tự, một cách quá hoàn hảo và sự kiểm soát không hề linh hoạt nhưng lại làm chậm hoặc ngăn cản việc hoàn thành nhiệm vụ.

     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng năm 2021
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...