Rối loạn ám ảnh cưỡng chế và hướng mới trong điều trị

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Nguyễn Khắc Dũng, 25 Tháng tư 2020.

  1. Nguyễn Khắc Dũng

    Bài viết:
    12
    ĐỊNH NGHĨA VÀ DỊCH TỄ

    Ám ảnh là những ý tưởng không phù hợp với thực tế, bệnh nhân phê phán là sai, tự đấu tranh để xua đuổi những ý tưởng đi nhưng không được. Luôn xuất hiện trong ý thức bệnh nhân với tính chất cưỡng bức.

    Rối loạn ám ảnh cưỡng bức OCD (còn có tên gọi khác là rối loạn ám ảnh nghi thức, rối loạn ám ảnh cưỡng chế) là một rối loạn mang tính chất mãn tính. Biểu hiện của bệnh là những ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lí do chính đáng và phải thực hiện các hành vi mang tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, lo âu.

    OCD phổ biến ở các nước với tỷ lệ bệnh suốt đời 2, 3 %. Tuổi khởi phát: 10-30, trung bình 19 tuổi. Trong đó, ¼ Khởi phát sớm trước 10 tuổi- thường là nam giới.

    BỆNH NGUYÊN VÀ BỆNH SINH

    Rối loạn chức năng của các vùng não và vòng nối giữa các vùng não:

    Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh trong não: Serotonin, dopamine, glutamate, GABA..

    Các bất thường về Gen

    BIỂU HIỆN CỦA RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ

    Các biểu hiện của bệnh thể hiện bằng các ý nghĩ ám ảnh và các hành vi cưỡng bức. Hầu hết các biểu hiện này đều làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân, khiến cho người bệnh thường luôn sợ hãi và lo âu.

    Các ý nghĩ ám ảnh: Ám ảnh sợ bẩn, sợ vi trùng, sợ khoảng trống, sợ bị tổn hại, các ý nghĩ sắp xếp đồ dạc đòi hỏi tính cân xứng về hình khối và màu sắc quá mức, các ý nghĩ liên tưởng về các con số, đếm số, sự nghi ngờ về sự trung thành của mọi người..

    Các hành vi cưỡng bức: Đếm; rửa tay nhiều lần; dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa, đồ đạc đối xứng hoặc màu sắc xen kẽ; thực hiện đầy đủ và lần lượt các công đoạn (không thể bỏ cách hoặc ngắt quãng) ; kiểm tra khóa cửa, đèn nhiều lần; sợ chạm vào những đồ công cộng như nắm cửa, sợ nắm tay, sợ chạm vào người khác..

    ĐIỀU TRỊ ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ VÀ CÁC HƯỚNG MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ

    Các liệu pháp tâm lý được cho là có hiệu quả trong điều trị các rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Liệu pháp được ứng dụng phổ biến nhất là CBT (liệu pháp nhận thức- hành vi).

    Về hóa dược, các thuốc đã được FDA chấp thuận trong điều trị OCD bao gồm: Nhóm TCAs (Cloipramine – Anafranil), nhóm SSRIs (Fluoxetin, Fluvoxamine, Paroxetine, Sertraline). Các thuốc chống trầm cảm khác cũng được sử dụng để điều trị (Off-label) như: Citalopram, Escitalopram, Velafaxine, Desvelafaxine, duloxetine.

    Một số thuốc khác cũng được các bác sỹ lâm sàng sử dụng để điều trị các triệu chứng của OCD như: Benzodiazepine, các thuốc ATK mới.

    Trong thời gian gần đây, những thuốc tác động lên hệ Glutamate (trên thụ thể NMDA và AMPA) đã được nghiên cứu và ứng dụng để điều trị OCD. Về cơ chế, các thuốc này không phải thuộc nhóm chống trầm cảm, hay an thần kinh: Memantine (Nameda), Riluzole (Rilutek), NAC (N-acetyl-cystein), D-cycloserin (thử nghiệm lâm sàng) và Topiramate (Topamax)

    TMS (kích thích từ xuyên sọ) cũng cho thấy nhiều hiệu quả trên cải thiện triệu chứng của OCD. 17/8/2018, FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa kỳ) đã chấp thuận TMS trong điều trị OCD.

    Tóm lại: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bệnh lý thường gặp, tiến triển mạn tính và làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị như liệu pháp tâm lý, sử dụng các thuốc chống trầm cảm, thuốc bình thản giải lo âu, thuốc an thần kinh. Một số phương pháp mới như các thuốc tác động trên hệ Glutamate và TMS cho thấy nhiều hiệu quả trong cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống người bệnh.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...