Review Về Du Lịch Vườn Nhãn Bạc Liêu

Thảo luận trong 'Địa Điểm' bắt đầu bởi Susuvivi1993, 22 Tháng ba 2019.

  1. Susuvivi1993

    Bài viết:
    26
    [​IMG]

    Bạc Liêu là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất được mệnh danh là xứ sở của những vườn cây ăn trái xum xuê, trĩu quả. Trong đó, Bạc Liêu nổi tiếng với khu Vườn nhãn cổ đến nay đã trên 100 tuổi, vốn là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

    Vườn nhãn Bạc Liêu rộng khoảng 230 ha, chạy dài trên 10km đi qua hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, thuộc thành phố Bạc Liêu. Từ trung tâm TP Bạc Liêu chúng ta đi khoảng 5km, đến ngã 3 rẽ trái là đến khu du lịch Giồng Nhãn.

    [​IMG]

    (Ảnh: Ngồi trong vườn nhãn)

    Sỡ dĩ có cái tên "giồng nhãn" xuất phát từ một số nguồn thông tin sau:

    Có người bảo rằng: "Giồng cát ven biển là do cơn bảo năm Thìn đầu thế kỉ 20 làm sóng biển đùn cát tạo thành". Có nhà khoa học lại nói rằng: "Có một quy luật của tiến trình lấn biển cứ vài trăm năm thiên nhiên lại hình thành một bờ biển. Giồng cát đó chính là một bờ biển cổ".

    Những người già bản địa thì kể rằng: "Gần 200 năm trước có người tình cờ trồng cây nhãn đầu tiên trên đất giồng và thấy nó phát triển một cách xanh tốt, sai trái, từ đó cây nhãn được nhân ra khắp đất giồng". Ông Trương Hưng – xã hiệp Thành là người đầu tiên mang hai giống nhãn Su-bíc và Tu-huýt từ Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát này. Giống Su-bíc cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày, rất thơm và ngọt. Còn giống Tu-huýt trái nhỏ, hạt nhỏ, nhưng cơm dày, vị ngọt. Cả hai giống nhãn đều thích nghi và phát triển rất tốt.

    Ði trên hương lộ nằm dọc theo Vườn nhãn, có lẽ mọi người sẽ được tận mắt quan sát một bên là Vườn nhãn, một bên là rẫy. Các nhà khảo cổ nghiên cứu lịch sử chứng minh rằng người Khmer bản địa xưa có tập quán cư trú trên những giồng đất, giồng cát cao. Sau đó người Việt từ miền Trung tiến vào, người Hoa từ Trung Quốc sang.. để tránh thú dữ và nạn cướp bóc họ dựa vào nhau để sinh tồn, khi họ đến đất Giồng để sống chung với người Khmer mang theo cả kinh nghiệm trồng rẫy của dân tộc mình. Vì vậy mà nông phẩm nơi đây rất phong phú, đa dạng (rau cần, ngò rí, củ cải, hành, hẹ).

    Ngoài cái danh tiếng nhãn Bạc Liêu, cảnh quan đẹp, không khí trong lành còn có điểm đặc biệt nữa là "văn hóa của đất giồng". Nơi đây là một vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời và có sự giao thoa văn hóa sâu sắc của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer. Sự giao thoa không chỉ dừng lại ở văn hóa mà còn giao hòa cả huyết thống (có thể cha người Hoa, mẹ người Khmer, con kết hôn với người Việt).

    [​IMG]

    Đến đây, mọi người không những được đi một vòng tham quan, ngắm những gốc nhãn có trên hàng trăm năm tuổi mà còn được thưởng thức rượu nhãn, ăn những món ăn chế biến từ hải sản của vùng biển Bạc Liêu, món bánh xèo ăn kèm với các loại rau xanh được người dân trồng tại đây và nghe đờn ta ca tài tử thật hấp dẫn. Những thông tin trên hi vọng sẽ mang đến cho mọi người nhiều điều thú vị và bổ ích.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng ba 2019
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...