Review Sách Các Triều Đại Việt Nam - Quỳnh Cư

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi HoangTranh, 26 Tháng năm 2019.

  1. HoangTranh

    Bài viết:
    13
    [​IMG]

    Nước Việt Nam từ khi có nhà nước đầu tiên là nhà nước Văn Lang, khoảng năm 2879 cho đến nay đã trải qua mấy nghìn năm phát triển. Trong vòng lịch sử ấy, ở nước ta cũng như các nước phương đông, sự cai trị của các triều đại phong kiến tồn tại lâu dài. Từ triều đại đầu tiên là Văn Lang đến khi nhà Nguyễn mất năm 1945 đã tồn tại hơn 2000 năm lịch sử. Ngay cả thời kì bắc thuộc cũng tồn tại các chính quyền độc lập cũng được xem như là triều đại (Trưng Nũ Vương, Nước Vạn Xuân)

    Tôi vừa được đọc cuốn sách "Các triều đại Việt Nam" của tác giả Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng. Cuốn sách này bao gồm những nội dung nói trên, tức là mô tả cơ bản về các triều đại Việt Nam từ nhà Nguyễn trở về trước. Hôm nay, tôi sẽ gửi đến bạn nội dung quyển sách này, mong muốn khắc họa lại những dấu ấn Việt Nam thơi cổ trung đại. Dấu ấn Việt Nam này mang nhiều nét xoay quanh sự tồn vong của các triều đại Việt Nam. [​IMG]

    1. Tổng quan về các triều đại Việt Nam

    Lịch sử Việt Nam thời cổ trung dại là thơi kì đất nước đặt sự cai trị của các triều đại, với ngôi vua là cao nhất. Tuy nhiên, tính chất và mức độ quyền lực của vua trải qua các thời ki lại khác nhau. Ở đây, tác giả không bàn nhiều quyền lực của vua, chỉ xoay quanh một cái nhìn tổng quan về các triều đại. Nhà nước đầu tiên được tác giả nhắc tới là nhà nước Văn Lang với vị vua khai nghiệp là Kinh Dương Vương (con Đế Minh thuộc dòng Thần Nông bên Trung Hoa). Với những triều đại đầu tiên luôn mang dấu ấn truyền thuyết. Những câu chuyện truyền thuyết đã được tác giả đề cập và sắp xếp theo mạch thời gian một cách logic. Tác giả đã liệt kê những kiến thức cơ bản của nước ta dưới cai trị của mọi triều đại. Các triều đại Việt Nam được tác giả chia thành các phầnì: Thời dựng nước (có cả nhà Triệu), thời sau công nguyên (các cuộc khởi nghĩa và những chính quyền giành được độc lập trong thời gian ngắn), nước Vạn Xuân, Thời Tùy Đường và các cuộc khởi nghĩa (kể cả nhà Ngô), Triều Đinh, nhà Tiền Lê, Nhà Lý, Triều Trần, Triều Hồ, Triều Hậu Trần (kể cả thời thuộc Minh), Triều Lê Sơ, Triều Mạc, Triều Hậu Lê (Lê Trung Hưng), Triều Tây Sơn, Dòng dõi chúa Trịnh, Dòng dõi chúa Trịnh, Dòng dõi chúa Nguyễn, Triều Nguyễn thời kì độc lập, Thời kì bắt đầu thuộc Pháp (từ vua Dục Đức trở về sau). Trong những phần nói trên, tác giả đã liệt kê khá đầy đủ các vị vua, chúa cầm quyền cai trị và những hành động, chính sách của họ. Với cái nhìn tổng quan đã góp phần cho bạn đọc thấy rằng, Việt Nam từ trước năm 1945 đã tồn tại những triều đại, những chính quyền nào cai trị. Từ triều Đinh trở về sau, tác giả chia thành các đời vua, và tương ứng là những sự kiện và quá trình xoay quanh. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày họ Nguyễn và họ Trịnh, là hai thế lực ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử, giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII. Mặc dù, không phải là "triều đại" nhưng tác giả đã đưa vào đây bởi sự ảnh hưởng của hai dòng họ này. Nói cách khác, khi nhắc đến Việt Nam thời cổ trung đại nói chung, thế kỷ XVII – XVIII nói riêng thì không thể không nhắc tới hai dòng họ này. Vì vậy, sự cai trị của hai dòng họ này xứng đáng với danh hiệu "triều đại". Nên tác giả đã dùng cụm từ "dòng dõi" để chỉ họ. Với lần xuất bản năm 1995, tác giả chưa tổng quan (chưa có bản sơ lược) chung về các triều đại và các vị vua tương ứng, chúng nằm rải rác trong bài. Song, với nhiều năm tái bản, phần sơ lược đã được đề cập tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc khi có thể thấy rõ và đếm được số lượng những vị vua, chúa cai trị nước mình. [​IMG]

    2. Dấu ấn lịch sử nước nhà qua quyển sách này

    Bên cạnh liệt kê các triều đại cai trị nước ta thời cổ trung đại, tác giả còn khai quát các sự kiện của nước ta thời kì này. Thông qua đó, bạn đọc có thể nhận thấy phần nào dấu ấn Việt Nam thời cổ trung đại qua cuốn sách "Các triều đại Việt Nam". Lịch sử Việt Nam giai đoạn này trải qua nhiều biến động với nhiều sự kiện được ghi chép lại qua những trang sử. Như là cuộc chiến đấu, chống xâm lăng của dân tộc ta từ thời dựng nước, những biện pháp, chính sách xây dựng đất nước của các vị vua, những sự kiện diễn ra dưới thời vị vua, chúa.. đều được tác giả khái lược. Khi tiếp cận, bạn đọc có thể nhận rõ và góp phần tìm hiểu sơ lược về lịch sử giai đoạn này. Điều đặc biệt, cuốn sách này sắp xếp các sự kiện theo chuỗi thời gian và mạch lạc. Nhất là thời dựng nước (trước năm 111 TCN), tác giả đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về thời kì với sự kiện mang tính truyền thuyết xưa nay. Có hai sự kiện thời kì này được tác giả sắp xếp có đôi chút: Sự thành lập nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của nhà Tần. Khi đọc cuốn sách này, bạn đọc sẽ nhận ra rằng, nước Âu Lạc ra đời sớm, sau cuộc tranh quyền giữa Thục Phán và Vua Hùng. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, cuộc xâm lược của nhà Tần mới bắt đầu. Tác giả đã giới định thời gian tồn tại của nước Âu Lạc là từ năm 258 đến năm 208. Việt Nam thời cổ trung đại được cuốn sách "Các triều đại Việt Nam" khắc họa đôi nét. Ở đây, ngoài thời dựng nước, ở các thời kì sau cũng đã đề cập phần nào. Cuộc chiến đấu nổi dậy chống sự cai trị của các triều đại phương bắc cũng đã được khắc họa. Ở mỗi đời vua, chúa, bạn đọc sẽ thấy rõ hơn những hoạt động của vị vua đó, những chính sách mà vị vua đó ban hành, đời sống nhân dân dưới thời vua đó. Nói một cách khác, dấu ấn Việt Nam thời cổ trung đại tuy khái lược nhưng đã đi sâu vào từng vị vua, chúa, từng thời điểm mình cai trị. Trong lịch sử, giai đoạn chia cắt ở thế kỷ XVI – XVIII cũng được tác giả đề cập. Ở đây, tác giả đã trình bày các thế lực trong thời kì chia cắt này. Qua cách trình bày này, cuốn sách cũng đã khắc họa phần nào dấu ấn lịch sử Việt Nam thời cổ trung đại. Giai đoạn này được xem là thời kì suy yếu và từng bước sụp đổ của thời đại cai trị của các triều đại. Không dừng hẳn ở đó, tác giả còn trình bày tình hình đất nước thời nhà Nguyễn khi Pháp xâm lược và đô hộ. Từ vị vua Dục Đức triều Nguyễn, chính quyền phong kiến dù tồn tại nhưng thực quyền không còn cũng được đề cập và cho thấy rằng, vai trò của các triều đại cho đến tận năm 1945 vẫn có giá trị phần nào. Bởi trong giai đoạn đó cũng đã xuất hiện những vị vua yêu nước, luôn đấu tranh vì độc lập dân tộc. Một điều nữa, ngay từ phần đầu, tác giả đã khái lược tên gọi của nước ta (quốc hiệu) qua các thời kì. Quốc hiệu là một tên gọi của một quốc gia. Thông qua việc trình bày, tác giả đã giúp bạn đọc có thể biết được rằng nước ta đã trải qua những tên gọi nào. Đất nước Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, gồm những nhóm ngôn ngữ khác nhau. Đó là những nội dung cơ bản nhất về đất nước ta. [​IMG]

    3. Quy luật tồn vong của các triều đại

    Trong cuốn sách "Các triều đại Việt Nam", tác giả đã trình bày đôi nét về sự ra đời và suy vong của các triều đại. Trong lịch sử Việt Nam, các triều đại thay nhau cai trị đất nước. Sự thay đổi đó là một tất yếu lịch sử. Sự tồn vọng đó còn do nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự cai trị bất lực của vị vua, chúa đương thời. Hầu như, các vị vua đầu triều đều được tôn xưng minh quân, nhưng càng về sau, những người kế nhiệm luôn tỏ ra "hung tàn", "bạo chúa". Có thể nói thế này là những vị vua sống lâu năm trong thời bình nên đã "biến chất", ăn chơi xa đọa. Trong sách này, tác giả đã cho rằng vị vua Hùng thứ 18 vì ăn chơi xa đọa, ỷ lại quân sự mà bị thất bại. Hiện tượng này tiếp tục diễn ra đối với những vị vua sau này của các triều đại khác. Chẳng hạn, như tình huống chuyển từ Tiền Lê sang Lý, từ Tây Sơn sang Nguyễn.. Trong lịch sử cũng có trường hợp đặc biệt về sự suy vong của triều đại. Các triều đại có thời gian auy vong rất lâu, phải trải qua các đời vua. Đó được xem là giai đoạn chuyển đổi quyền lực giữa các triều đại với nhau. Do yêu cầu của cuộc đấu chống ngoại xâm như từ Tiền Lê sang Lý. Hay quyền thần ngoại thích cầm quyền, lũng đoạn triều chính như trường hợp từ Lý sang Trần, từ Trần sang Hồ.. Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Sự tồn tại của các triều đại đã góp phần to lớn trong công cuộc này. Bởi những chiến tích trong đấu tranh chống ngoại xâm, bởi những chính sách xây dựng đất nước. Công cuộc dựng nước và giữ nước luôn là một quá trình xuyên suốt trong lịch sử và không có hồi kết. Như vậy, sự tồn vong của "các triều đại Việt Nam" là một quy luật, là hiện tượng tất yếu của lịch sử. GIai đoạn của một triều đại có thẻ chia thành ba: Giai đoạn khởi đầu, giai đoạn thịnh vượng và giai đoạn suy vong và sụp đổ. Ba giai đoạn này trong lịch sử thay phiên nhau mà tồn tại, làm cho lịch sử trở thành "vòng tuần hoàn". [​IMG]
     
    LieuDuong, machiapoleonHắc Liên thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...